Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • Thứ sáu, 18/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3315 Lượt xem

Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Điều động người không đủ điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm hoặc là chủ sở hữu, người quản lý phương tiện giao thông đường bộ đã giao nhiệm vụ cho người không có giấy phép lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác theo qui định của Luật giao thông đường bộ điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

1. Thế nào là tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 263 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

“ 1. Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ

2. Tư vấn và bình luận về tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Khái niệm:

– Điều động người không đủ điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm hoặc là chủ sở hữu, người quản lý phương tiện giao thông đường bộ đã giao nhiệm vụ cho người không có giấy phép lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác theo qui định của Luật giao thông đường bộ điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

– Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm hoặc là chủ sở hữu, người quản lý phương tiện giao thông đường bộ đã đưa cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không có đủ các điều kiện khác theo quy định của Luật giao thông đường bộđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Thứ hai: Các yếu tố cấu thành tội điều động hoặc giao cho người không đủ điểu kiện điểu khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ. Đây là hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về điều động phương tiện giao thông đường bộ (như thủ trưởng cơ quan, tổ chức, người đứng đầu doanh nghiệp…) đã giao nhiệm vụ cho người không có đủ điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật (Luật Giao thông đường bộ) như không có giấy phép, không có bằng lái xe hoặc không có đủ các điều kiện khác như (không đủ sức khỏe, đang bị say rượu…) trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

+ Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đây là hành vi của chủ sở hữu hoặc của người quản lý phương tiện giao thông đường bộ đã giao phương tiện cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không có đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật (Luật giao thông đường bộ) trực tiếp điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ.

– Dấu hiệu khác: Hành vi nêu trên phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự .

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định về an toàn giao thông đường bộ đồng thời xâm phạm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trực tiếp trong việc điều động phương tiện hoặc bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (như chủ sở hữu phương tiện).

Thứ hai: về hình phạt:

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+  Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung bốn (khoản 4)

Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Hình phạt bổ sung

Ngoài việc phải chịu hình phạt như nêu ở trên người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khắc phục hậu quả do vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Cách đây khoảng 6 năm khi Tòa tuyên án tôi 2 năm tù về vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Xin hỏi Luật sư bây giờ tôi muốn khắc phục hậu quả theo tháng nhưng bên bị hại không đồng ý mà bắt đóng một lần là đúng hay sai ? Tôi xin chân thành cảm ơn...

Được miễn hình phạt khi nào?

Điều luật xác định pháp nhân thương mại có thể được miễn hình phạt khi thỏa mãn các điều kiện nhất định theo quy định của pháp...

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định Bộ luật hình sự

Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam được hiểu là hành vi lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải...

Tiêu thụ tài sản do trộm cắp chịu mức phạt như thế nào?

Cửa hàng bên cạnh cửa hàng tôi mua số quần áo nhân viên của tôi đã trộm cắp ở cửa hàng tôi. Xin hỏi luật sư cửa hàng bên cạnh có phạm tội...

Quy định pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam mới nhất

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình...

Xem thêm