Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phạm tội có tổ chức là như thế nào?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1068 Lượt xem

Phạm tội có tổ chức là như thế nào?

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 – Điều 17 – Bộ luật Hình sự năm 2015).

Tình hình tội phạm hình sự thời gian gần đây đang càng ngày càng tinh vi và phức tạp, do có sự chuẩn bị và cấu kết với nhau của nhiều đối tượng. Chính vì thế, phạm tội có tổ chức luôn được xem là một trong những tình tiết gây khó khăn cho các cơ quan trong quá trình điều tra, truy bắt và xét xử.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Phạm tội có tổ chức là như thế nào?

Phạm tội có tổ chức là như thế nào?

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 – Điều 17 – Bộ luật Hình sự năm 2015).

Như vậy, có thể hiểu phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và giữa những người này có sự câu kết chặt chẽ với nhau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Để giúp Quý độc giả hiểu thêm về phạm tội có tổ chức là như thế nào? chúng tôi sẽ làm rõ về các đặc điểm của phạm tội có tổ chức. Cụ thể, phạm tội có tổ chức có các đặc điểm như sau:

+ Sự kết cấu chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện được đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm.

+ Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ nét, cụ thể. Với tính chất như vậy, đồng phạm có tổ chức thường có những đặc điểm:

Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững.

Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục vụ.

Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động tội phạm của mình.

Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt…

Mặt chủ quan và khách quan của phạm tội có tổ chức

Thứ nhất: Mặt chủ quan của phạm tội có tổ chức

– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự thông đồng trước nhưng ở mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẫn tránh pháp luật, tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp nhịp nhàng của những người tham gia. Trong quá trình phạm tội, từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, mỗi người phạm tội đều thể hiện thái độ thuần phục trước người tổ chức.

– Sự thuần phục đó có thể là do kính nể, do sợ hãi hoặc do nội quy chặt chẽ, kỷ luật ngheiem khắc đối với những tên không tuân theo mệnh lệnh.

– Trên cơ sở đó, khi đã bắt tay vào thực hiện tội phạm, mỗi người đều tìm cách hỗ trợ người khác và phục vụ cho hoạt động của mình nhằm đạt được kết quả phạm tội như mong muốn.

– Yếu tố chủ quan được xuất phát từ ý chí bên trong của nhóm người thực hiện hành vi, họ đã hoàn toàn thống nhất, đồng nhất được với nhau trong suốt quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Theo quy định tại Điều 52 – Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì tại Điểm a – khoản 1 của Điều này, phạm tội có tổ chức là một tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với những người phạm tội so với mức án hình sự chính ban đầu.

Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu vì bản chất của phạm tội có tổ chức đã mang những tính chất, yếu tố tinh vi, phức tạp hơn so với hành vi phạm tội của một cá nhân hoặc của nhóm người đồng phạm thông thường.

Tuy nhiên, riêng đối với các tội được quy định tại Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Điều 147 sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Điều 232 Tội phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Điều 317 Tội phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì phạm tội có tổ chức là một yếu tố mang tính chất định khung hình phạt.

Thứ hai: Mặt khách quan của phạm tổ có tổ chức

– Đối với các hành vi phạm tội có tổ chức, các tình tiết thường phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đồng phạm với nhau nên gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra, xét xử. Có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng phải mất nhiều năm cơ quan điều tra mới có thể tìm ra được kẻ phạm tội.

– Khi tiến hành xét xử những vụ án có yếu tố phạm tội có tổ chức, các Tòa án cũng gặp không ít những khó khăn khi đưa ra các mức hình phạt đối với những người phạm tội có tổ chức, vì chủ thể thực hiện hành vi này bao gồm người giữ vai trò tổ chức, người thực hiện hành vi, người xúi giục và người giữ vai trò giúp sức.

– Pháp luật không quy định cụ thể mức xử phạt riêng đối với từng người mà chỉ theo tính chất, mức độ, vai trò của từng người trong hành vi phạm tội có tổ chức. Người tổ chức thường là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm tội phạm vì người tổ chức giữ vai trò là người chủ mưu, người khởi xướng việc phạm tội.

Như vậy, Phạm tội có tổ chức là như thế nào? Đã được Công ty Luật Hoàng Phi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi vào phân tích hai mặt chủ quan và khách quan đối với vấn đề phạm tội có tổ chức.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi