Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội không chấp hành án theo quy định Bộ luật Hình sự mới nhất
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11094 Lượt xem

Tội không chấp hành án theo quy định Bộ luật Hình sự mới nhất

Không chấp hành án, được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền của cơ quan thi hành án đã không ký quyết định thi hành án hoặc không đưa ra thi hành bản án, quyết định của Tòa án một cách cố ý.

Thế nào là tội không chấp hành án?

Tội không chấp hành án được quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự như sau:

“ 1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Tư vấn và bình luận về tội không chấp hành án theo Bộ luật Hình sự

Các yếu tố cấu thành tội không chấp hành án

–  Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội không chấp hành án thể hiện ở hành vi (không hành động) của người phải thi hành án đã không thực hiện các nghĩa vụ của mình được quy định trong bản án, quyết định định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật một cách cố ý mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết.

Theo quy định của điều luật thì những bản án, quyết định của Tòa án phải là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này được hiểu là phần quyết định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành như: bản án, quyết định phúc thẩm phần bản án quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị nhưng có hiệu lực thi hành ngay.

Lưu ý:

–   Điều luật có quy định dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này là “đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế”, như vậy người có hành vi không chấp hành án nhưng chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản đã kê biên, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án… thì không chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

–  Bản án, quyết định của Tòa án nêu trên là bản án, quyết định về dân sự (gồm cả phần dân sự trong hình sự), hành chính, lao động.

– Khách thể

Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành án.

– Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có nghĩa vụ được quy định trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án.

Khung hình phạt tội không chấp hành bản án

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

– Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

– Tẩu tán tài sản.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Không thi hành bản án khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào?

Tôi và chồng cũ đã ly hôn với nhau. Theo bản án của Tòa, tôi là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, đã hơn 6 tháng kể từ khi của bản án của Tòa, gia đình chồng tôi vẫn giữ bé và không giao con cho tôi nuôi theo bản án. Trong trường hợp này tôi phải làm gì? Với trường hợp này, gia đình chồng tôi bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Bạn có thể yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

Về thời hiệu yêu cầu thi hành án (Điều 30 Luật Thi hành án dân sự): Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Về đơn yêu cầu thi hành án (Điều 31 Luật Thi hành án dân sự): Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung:

+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

+ Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

+ Nội dung yêu cầu thi hành án;

+ Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ.Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.

Về cơ quan có thẩm quyền thi hành án (Điều 35 Luật Thi hành án dân sự) – tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án: cơ quan thi hành án cấp huyện.

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, thông báo thi hành án cho đương sự theo quy định. Người phải thi hành án tự nguyện thi hành án trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án.

Thứ hai: Về xử phạt khi không thi hành án:

Theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì:

” 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.”

Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người phải thi hành án không chấp hành án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự như sau:

– Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với người có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

– Phạt tù từ 2 năm đến 5 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tẩu tán tài sản.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 380 Bộ luật hình sự.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi