Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?
Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trưốc nhưng đã chứa chấp tài sản mà mình biết rõ là người khác phạm tội (như cướp, trộm cắp tài sản…) mà có.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?
Theo quy định tại Điều 323 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tư vấn tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Thứ nhất: Điều luật quy định hai tội gồm:
– Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
– Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Thứ hai: Khái niệm:
– Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã chứa chấp tài sản mà mình biết rõ là người khác phạm tội (như cướp, trộm cắp tài sản…) mà có.
– Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
Thứ ba: Các yếu tố cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi nhận giữ tài sản của người khác và biết rõ tài sản này do người đó phạm tội (thông thường là các tội về chiếm đoạt) mà có được mặc dù không có hứa hẹn trước với người giữ tài sản.
Ví dụ: Một người quen gửi một chiếc xe gắn máy và biết rõ đây là xe lấy trộm được và người phạm tội đã đồng ý giữ hộ mà không báo với cơ quan có thẩm quyền.
– Có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như bán, trao đổi…tài sản mà mình biết rõ tài sản đó là do người khác phạm tội mà có (mặc dù không hứa hẹn trước).
Ví dụ: Nhận bán hộ một người bạn một chiếc xe gắn máy và biết rõ là xe này là do người đó trộm cắp mà có được và đồng ý đem đi bán chiếc xe đó.
Cần lưu ý: Các hành vi nêu trên phải có điều kiện là:
+ Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của ngưòi đó.
+ Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó.
+ Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ nguòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ tư: Về hình phạt.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1)
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khung hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
– Khung ba (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
– Khung bốn (khoản 4)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, ngưòi phạm tội còn có thể bị:phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thời hạn góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là bao lâu?
Thời hạn góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài...
Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
Trồng cây thuôc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (gọi chung là cây có chứa chất ma túy) được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây có chứa chất ma túy (như lá, hoa, quả, thân,...
Mất sổ đỏ có làm lại được không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với...
Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải?
Giấy phép kinh doanh vận tải là một trong những giấy phép theo quy định bắt buộc mà cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải bằng ô tô không thể thiếu trong quy trình quản lý giám sát giao thông ở nước...
Khái niệm hệ thống pháp luật châu âu lục địa
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đề cao pháp luật thành văn, có độ pháp điển hóa cao, không coi trọng pháp luật án lệ. Tập quán, án lệ không được thừa nhận chính thức....
Xem thêm