Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH
  • Thứ năm, 24/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3110 Lượt xem

Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH

Khi đổi từ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chíp thì thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH ra sao?

Trên sổ bảo hiểm xã hội có thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người lao động. Vậy khi đổi từ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chíp thì thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH ra sao là băn khoăn của đông đảo bạn đọc quan tâm theo dõi. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bài viết xin đưa ra giải đáp.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Sổ bảo hiểm xã hội cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Sổ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp, sổ bao gồm hai bộ phận chính là Bìa sổ bảo hiểm và tờ rời ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Bìa sổ bảo hiểm là tờ bìa rời, khi gập đôi vào có 04 trang:

– Trang thứ nhất và trang thứ tư có nền màu xanh nhạt.

– Trang thứ hai và trang thứ ba có nền màu trắng. Trong đó thông tin số chứng minh thư nhân dân của người lao động thuộc trang thứ hai ghi nhận các thông tin của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Thay số CCCD có cần xin cấp sổ mới hay không?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 QĐ 595/QĐ – BHXH, cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp: Mất, hỏng; gộp, thay đổi số sổ; họ tên; ngày tháng năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng.

Thực chất thông tin số chứng minh nhân dân là một trong các tiêu thức quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong cơ sở dữ liệu vì vậy không cần phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mà chỉ cần thực hiện điều chỉnh thông tin số chứng minh nhân dân trong cơ sở dữ liệu. Vậy khi thay đổi từ sang căn cước công dân trên sổ bảo hiểm xã hội thì Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH ra sao sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp ở phần tiếp của bài viết.

Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH

Chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc thực hiện thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH nhanh chóng và đơn giản. Các bước thực hiện thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH  như sau:

Bước 1: Cá nhân có nhu cầu thay đổi số CCCD trên sổ BHXH lập mẫu TK1-TS

Bao gồm tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ban hành theo QĐ 888/QĐ-BHXH

Bước 2: Người lao động nộp cho cơ quan BHXH Việt Nam để điều chỉnh số CMND của bạn trong cơ sở dữ liệu.

Cụ thể:

– Người tham gia

+ Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

+ Người tham gia BHXH tự nguyện nộp tại cơ quan BHXH trực tiếp thu.

+ Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

 – Đối với đơn vị:

+ Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

+ UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi