Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục tách hộ khẩu khi vẫn ở chung nhà với bố mẹ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11689 Lượt xem

Thủ tục tách hộ khẩu khi vẫn ở chung nhà với bố mẹ

Vợ chồng tôi muốn tách khẩu ra và bố mẹ tôi cũng đã đồng ý. Như vậy tôi có thể tách khẩu nếu như vẫn sống chung một nhà với bố mẹ tôi không?

Câu hỏi:

Tôi lấy vợ được 2 năm, vợ chồng tôi cũng đã có con hơn 1 tuổi nhưng vẫn sống chung nhà với bố mẹ tôi. Nay hộ khẩu của tôi, vợ và con tôi vẫn ở sổ hộ khẩu chung của gia đình. Vợ chồng tôi muốn tách khẩu ra và bố mẹ tôi cũng đã đồng ý. Như vậy tôi có thể tách khẩu nếu như vẫn sống chung một nhà với bố mẹ tôi không?

Trả lời:

Với câu hỏi của anh, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn cho anh như sau:

Điều kiện tách khẩu theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 thì điều kiện tách khẩu được quy định như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người năng lực hành vi dân sự đầy đủ có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo quy định trên, thì nếu anh chị có chỗ ở hợp pháp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới có thể làm thủ tục tách khẩu:

– Anh chị là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách khẩu. Nhưng con anh chị còn nhỏ, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên sẽ không thể tự tách khẩu ra khỏi sổ hộ khẩu chung của gia đình. Do đó, cháu có thể cùng tách với bố mẹ.

– Đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 bao gồm: người ở chung một chỗ ở hợp pháp và không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột. Theo đó, anh là con ruột của bố mẹ anh, nên anh không cần có sự đồng ý của chủ hộ thì vẫn có thể tách khẩu. Nhưng vợ anh thì cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ thì mới có thể tách khẩu.

Tuy nhiên, từ 01/ 07/2021 Luật Cư trú năm 2006 hết hiệu lực và luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực,căn cứ quy định của luật mới, trường hợp này sẽ thực hiện đăng ký thường trú theo Chương IV.

Thế nào là chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì chỗ ở hợp pháp được xác định như sau:

Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyn hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.”

Với trường hợp của anh thì khi đến cơ quan công an để thực hiện thủ tục tách khẩu, ngoài những giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 nêu trên thì anh cần chuẩn bị những giấy tờ để chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:

“a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);

b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);

c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;

k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).”

Trong thời hạn 7 ngày làm việc thì cơ quan công an sẽ giải quyết việc tách khẩu cho anh, nếu không giải quyết thì sẽ trả lời cho anh bằng văn bản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Thủ tục tách hộ khẩu từ nhà chồng về nhà mẹ đẻ?

Chào Luật sư. Tôi có vấn đề sau xin được tư vấn: Tôi muốn chuyển hộ khẩu từ nhà chồng về nhà mẹ đẻ. Tôi lấy chồng và đã chuyển hộ khẩu về nhà chồng, hiện tại hộ khẩu đó có tên 2 vợ chồng tôi vì ông bà đã tách khẩu cho vợ chồng tôi. Bây giờ tôi muốn chuyển tên mình về với sổ hộ khẩu bên nhà mẹ đẻ thì thủ tục như thế nào? Hiện tại 2 vợ chồng tôi chưa ly hôn nhưng khả năng sẽ ly hôn trong tương lai nên tôi muốn chuyển về hộ khẩu bên nhà mẹ đẻ. Thêm 1 lý do nữa là tôi muốn chuyển về sổ hộ khẩu của mẹ tôi để mua thẻ bảo hiểm y tế vì theo tôi được biết thì mua thẻ bảo hiểm y tế bây giờ phải mua theo hộ gia đình nên tôi muốn mua theo sổ hộ khẩu ở bên nhà mẹ tôi. Nếu được chuyển về thì trong hộ khẩu sẽ có tên mẹ tôi (đã có bảo hiểm theo cơ quan mà em tôi công tác), em gái tôi (đóng bảo hiểm theo trường học) nên chỉ còn tôi chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Như vậy thì nếu chuyển về tôi sẽ đóng bảo hiểm y tế như thế nào và mức phí là bao nhiêu? Thủ tục cần những gì và mua ở đâu?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi này chúng tôi trả lời bạn như sau:

Thứ nhất: Bạn hỏi về việc chuyển hộ khẩu:

Hiện nay, theo Luật Cư trú năm 2020, cá nhân khi có nơi ở hợp pháp theo quy định tại Điều 20 sẽ thực hiện đăng ký thường trú. Cụ thể, trường hợp của bạn là chuyển về nhà mẹ đẻ, vậy hồ sơ đăng ký thường trú sẽ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21:

“a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bng văn bn;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

c) Giấy tờ, tài liệu chng minh các điều kiện khác quy đnh ti điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.”

Khi bạn đã thực hiện thành công đăng ký thường trú tại nhà mẹ đẻ, ở nhà chồng, bạn sẽ thuộc trường hợp xóa đăng ký thường trú tại đây theo quy định tại Điều 24.

“ Điều 24: Xóa đăng ký thường trú

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

b) Ra nước ngoài để đnh cư;

c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;

d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyn cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mi đồng ý tiếp tục cho thuê, chmượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mi đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bạn có thể đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới, trong trường hợp này cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.

Thứ hai: Bạn hỏi về việc mua bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 17 Luật bảo hiểm y tế 2014:

“ Điều 17: Đối tượng tham gia BHYT

5.Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:

5.1. Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;

5.2. Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này.”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đã có thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng còn em bạn tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thuộc đối tượng tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014.  Do đó, bạn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cho bạn.

Về hồ sơ, bạn chuẩn bị các giấy tờ sau nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

+) Tờ khai TK1-TS.

+) Danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

+) Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu)

+) Bản photo hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của mẹ bạn và em gái bạn

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (44 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi