Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1496 Lượt xem

Thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai?

Việc đính chính thông tin trong sổ đỏ được thực hiện khi người sử dụng đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai phát hiện có sai sót về thông tin cá nhân cũng như thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ đỏ là chứng từ pháp lý chứng minh quyền sở hữu quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vì nhiều lí do mà nội dung, thông tin trên sổ đỏ lại không khớp với tình hình thực tế. Vậy thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai được thực hiện ra sao,  sau đây Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề nói trên.

Khi nào cần đính chính sổ đỏ?

Trước khi xem xét trình tự thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai? thì người sử dụng đất cần xem xét mình có thuộc trường hợp cần phải đính chính hay không?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào thực hiện cấp Giấy chứng nhận sẽ có trách nhiệm thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận khi có sai sót trong 02 trường hợp sau:

– Có sai sót thông tin về nhân thân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ của pháp nhân, nhân thân người sử dụng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Ví dụ: thông tin về tên gọi, địa chỉ,….

– Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Như vậy, việc đính chính thông tin trong sổ đỏ được thực hiện khi người sử dụng đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai phát hiện có sai sót về thông tin cá nhân cũng như thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Trong trường hợp xuất hiện sự khác nhau về thông tin sau thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì không nhất thiết phải làm thủ tục này. Tuy nhiên, để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp khi tham gia giao dịch, người có quyền sử dụng đất cần xin giấy xác nhận của địa phương về sự thay đổi này.

Các bước thực hiện thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai?

Thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai? sẽ được thực hiện theo trình tự các bước dưới đây:

Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp đơn yêu cầu đính chính

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp đơn yêu cầu đính chính (nếu có) và bản chính Giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng đăng ký đất đai cùng giấy tờ khác liên quan. Ví dụ: Bản sao chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, bản sao hộ chiếu, sổ hộ khẩu,…

Trong trường hợp Văn phòng đăng kí đất đai phát hiện sai sót sẽ thực hiện việc thông báo cho người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ. Khi đó, họ không cần nộp đơn yêu cầu định chính sổ đỏ.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện thủ tục đính chính thông tin sổ đỏ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót.

Đồng thời có trách nhiệm lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót; chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Trong trường hợp địa phương có đất thuộc vùng có điều kiện khó khăn ( ví dụ: vùng sâu, vùng xa, hải đảo, ….) thì thời hạn giải quyết tối đa là 20 ngày làm việc. Sau khi hết thời hạn này mà vẫn chưa có kết quả thì cơ quan nhà nước phải trả lời rõ lý do cho người dân bằng văn bản.

Lệ phí thực hiện đính chính sổ đỏ

Khi thực hiện thủ tục đính chính thông tin, người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, bao gồm:

+ Lệ phí thực hiện chứng nhận đăng ký biến động đất đai;

+ Lệ phí cung cấp trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất;

+ Phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi).

Mức chi phí cụ thể do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố thuộc trung ương quy định phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương và theo quy định pháp luật. Tức là mỗi địa phương sẽ quy định về chi phí là khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều tuân theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể:

+ Mức thu đối với chủ thể có yêu cầu tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác.

+ Mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục đính chính khi sổ đỏ bị sai? Vai trò của cơ chế một cửa tại Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi