Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1684 Lượt xem

Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội 2024

Người tham gia bảo hiểm khi tiến hành các thủ tục hành chính hay để tra cứu các thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…trên cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ yêu cầu phải dùng số điện thoại di động để đăng ký.

Việc tham gia bảo hiểm xã hôi ngày càng phố biến với người dân hiện nay, ngoài ra với những đối tượng nhất định thì việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc phải thực hiện. Do đó, để tạo ra sự thuận lợi trong quá trình sử dụng và tra cứu của người dân mà hiện nay cơ quan bảo hiểm xã hội đã phát triển thêm phần dịch vụ tra cứu thông tin thông qua điện thoại.

Vậy tại sao phải đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội? Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu vấn đề này.

Mục đích đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội?

Người tham gia bảo hiểm khi tiến hành các thủ tục hành chính hay để tra cứu các thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…trên cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ yêu cầu phải dùng số điện thoại di động để đăng ký với Bảo hiểm xã hội để được nhận mã OTP.

Mục đích chính của hoạt động này là nhằm xác nhận, đảm bảo thông tin quá trình tham gia bảo hiểm của mỗi cá nhân đều được bảo mật. Do đó, khi muốn tra cứu bất kì thông tin gì liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp online thì đều phải đăng ký đúng số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội, cung cấp đúng thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tra cứu.

Do vậy, đơn vị khi có phát sinh lao động mới, đối với trường hợp người lao động chưa có mã sổ bảo hiểm xã hội hoặc chưa đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội thì người tham gia phải kê khai theo tờ đơn số TK1-TS và điền đầy đủ thông tin có liên quan.

Ngoài việc giải thích về mục đích của việc đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội, thì với nội dung bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách về Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục đăng ký số điện thoại bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Công văn 5147/BHXH-QLT. Theo đó thủ tục đăng ký điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

– Đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì sẽ được tiến hành theo 3 bước sau:

+ Người lao động cung cấp số điện thoại đã được đăng ký chính chủ cho cơ quan, đơn vị;

+ Cơ quan, đơn vị nơi có người lao động cần đăng ký thì sẽ lập theo mẫu số TK1-TS sau đó sẽ gửi hồ sơ điện theo theo mã thủ tục số 122QD1259N đến cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Trường hợp người lao động đã nghỉ việc:

+ Người lao động tự kê khai theo mẫu số TK1-TS;

+ Người lao động trực tiếp gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú hoặc điều chỉnh số điện thoại cá nhân.

– Đơn vị khi có phát sinh lao động mới mà chưa tiến hành cung cấp số điện thoại cho cơ quan bảo hiểm xã hội:

+ Cơ quan, đơn vị hướng dẫn người tham gia kê khai theo mẫu số TK1-TS với đầy đủ các thông tin và số điện thoại của cá nhân tham gia đó;

+ Sau khi hoàn tất thì cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục số 122QD1259N đến phía bên cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp cơ quan, đơn vị sử dụng lao động có số lao động lớn thì cần lập danh sách theo mẫu số D02-TS bổ sung số điện thoại di động của người lao động vào cột ghi chú.

Còn đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ cần mang theo chứng minh thư hoặc căn cước công dân và điền đầy đủ vào tờ khai TK1-TS tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia đăng ký số điện thoại.

Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội qua tin nhắn như thế nào?

Hiện nay trung tâm công nghệ thông tin của bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành  công văn số 330/CNTT-PM hướng dẫn tra cứu thông tin đóng bảo hiểm xã hội qua tin nhắn điện thoại, cụ thể được thực hiện như sau:

– Tra cứu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội:

+ Cách 1: Thực hiện theo cú pháp TC<dấu cách>BHXH<dấu cách>Mã số BHXH và gửi dến 8179 (cước phí dịch vụ là 1.500đ/tin nhắn)

+ Cách 2: BH<dấu cách>QT<dấu cách>Mã số BHXH và gửi đến 8079 (cước phí 1000đ/tin nhắn).

– Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo khoảng thời gian:

+ Cách 1: TC<dấu cách>BHXH<dấu cách>Mã sổ BHXH<dấu cách>Từ tháng – năm<dấu cách>đến tháng – năm và gửi đến 8179

+ Cách 2: BH<dấu cách>QT<dấu cách>Mã số BHXH<dấu cách>Từ tháng – năm<dấu cách>đến tháng – năm và gửi đến 8079

– Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo năm:

+ Cách 1: TC<dấu cách>BHXH<dấu cách>Mã số BHXH<dấu cách>từ năm<dấu cách>đến năm và gửi đến 8179

+ Cách 2: BH<dấu cách>QT<dấu cách>Mã số BHXH<dấu cách>Từ năm<dấu cách>đến năm và gửi đến 8079

– Tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế:

+ Cách 1: TC<dấu cách>BHYT<dấu cách>Mã thẻ BHYT và gửi đến 8179

+ Cách 2: BH<dấu cách>THE<dấu cách>Mã thẻ BHYT gửi đến 8079

Cách thay đổi số điện thoại trên bảo hiểm xã hội như thế nào?

Đối với trường hợp người lao động đang đi làm thì chỉ cần thông báo thay đổi số điện thoại đăng ký Bảo hiểm xã hội cho phía bên cơ quan, đơn vị sử dụng lao động hoặc có thể trực tiếp lập tờ khai tham gia, điều chỉnh theo mẫu số TK1-TS được ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-BHXH, sau đó nộp trực tiếp cơ quan BHXH đề nghị thay đổi số điện thoại nhận tin nhắn.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội của Công ty Luật Hoàng Phi. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi