Thời điểm mở thừa kế? Ý nghĩa thời điểm mở thừa kế?
Chào luật sư. Tôi muốn hỏi thời điểm thực hiện thừa kế tài sản do bố để lại được xác định từ khi nào ? Việc xác định đó có ý nghĩa gì cho gia đình tôi không?
Câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề, đó là: theo giấy chứng tử thì bố tôi mất vào 7 giờ sáng ngày 24 /2/2019. Trước khi mất bố tôi có viết di chúc ( đã được công chứng) để lại cho mẹ và anh em chúng tôi một số tài sản. Vậy bây giờ gia đình tôi muốn thực hiện theo bản di chúc mà bố để lại thì thời điểm thực hiện thừa kế tài sản do bố để lại được xác định từ khi nào ạ? Việc xác định đó có ý nghĩa gì cho gia đình tôi không? Mong luật sư giải đáp giúp.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Tổng đài tư vấn pháp luật về thừa kế: 1900 6557
Thời điểm mở thừa kế?
Khi một người chết thì phát sinh việc thừa kế di sản của người ấy. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản ( hay còn gọi là người để lại di sản) chết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì: “ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.” Đó là mốc thời gian kể từ thời điểm đó quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của một người ( người để lại di sản) chấm dứt, đồng thời các quyền và nghĩa vụ này được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thông thường, nếu một người chết mà mọi người đều biết, thì thời điểm người để lại di sản chết là thời điểm người đó trút hơi thở cuối cùng. Căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế là ghi chép trong giấy khai tử về giờ, ngày, tháng, năm người để lại di sản chết.
Theo như bạn trình bày thì bố của bạn mất vào 7h sáng ngày 24 tháng 2 năm 2019 như giấy chứng tử đã ghi, do đó thời điểm mở thừa kế là ngay sau khi bố bạn trút hơi thở cuối cùng. Có nghĩa là thời điểm mở thừa kế vào 7h sáng ngày 24/ 2/2019.
Ý nghĩa thời điểm mở thừa kế?
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng vì thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định:
– Thứ nhất, những tài sản và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản khi người đó chết bao gồm những gì; giá trị là bao nhiêu;…. để giải quyết việc phân chia di sản cho những người thừa kế.
– Thứ hai, xác định được người thừa kế tại thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế này được xác định như sau: người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, người sinh ra sau thời điểm mở thừa kế phải thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết. Những người chết trong cùng một thời điểm không được hưởng thừa kế của nhau; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế cần được xác định chính xác theo giờ, phút mà người để lại di sản chết, nếu không xác định được chính xác giờ, phút người để lại di sản chết thì thời điểm mở thừa kế được tính theo ngày mà người để lại di sản chết.
Đối với người bị mất tích thì căn cứ vào quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết, thời điểm mở thừa kế là ngày chết được xác định trong quyết định của Tòa án. Nếu không xác định được ngày chết, thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là thời điểm mở thừa kế.
– Thứ ba, Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa về mặt thời hiệu. Theo đó, việc từ chối nhận di sản, khởi kiện về quyền thừa kế phải tiến hành trong một thời gian nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, đó là sáu tháng đối với việc từ chối nhận di sản; 10 năm đối với việc khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế, hoặc bãi bỏ quyền thừa kế của người khác; ba năm đối với việc khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người đã chết để lại.
– Thứ tư: việc xác định thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản và phân chia di sản.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm về cách xác định thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa của việc mở thừa kế đối với việc thừa kế, Bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến thừa kế như:
Cách xác định địa điểm mở thừa kế?
Bố tôi có một một căn biệt thự ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) và một căn hộ chung cư ở quận Hai Bà Trưng. Hộ khẩu của bố thì ở Hai Bà Trưng nhưng mọi sinh hoạt của bố cho đến khi bố mất thì lại ở quận Nam Từ Liêm. Bố tôi mất nhưng không để lại di chúc. Vậy địa điểm để mở thừa kế về tài sản do bố tôi để lại là ở đâu? Việc xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa gì không? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Hoàng Phi, về trường hợp xác định địa điểm mở thừa kế của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Trong suốt cuộc đời mình, một người có thể sinh sống lần lượt ở nhiều nơi và tại mỗi nơi người đó đã từng sinh sống đều có thể có những tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình. Mặt khác, có thể có trường hợp một người tuy chết ở một nơi nhưng tại nơi đó không có một tài sản nào thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người đã chết.
Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: ” Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”, có nghĩa là việc xác định địa điểm mở thừa kế có thể theo nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của người để lại di sản và tuân theo thứ tự sau:
1. Địa điểm mở thừa kế là nơi cuối cùng của người để lại di sản vì nơi cư trú cuối cùng thường là nơi người đó có tài sản, nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống, nơi phát sinh các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người đó, nơi người đó thực hiện các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản. Vì vậy, đó là nơi thuận tiện cho việc xác định và phân chia di sản.
2. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có tài sản ở nhiều nơi, thì nơi nào có phần lớn tài sản của người đó sẽ được xác định là nơi mở thừa kế.
Theo như bạn trình bày, bố bạn có hộ khẩu ở quận Hai Bà Trưng nhưng bố bạn sống, sinh hoạt và mất ở quận Nam Từ Liêm. Có nghĩa là nơi cư trú cuối cùng của bố ban ở quận Nam Từ Liêm. Do đó, địa điểm mở thừa kế được xác định là ngôi biệt thự của bố bạn ở quận Nam Từ Liêm.
Việc xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng vì đó là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi phân tán hoặc chiếm đoạt tài sản trong khối di sản; là nơi thực hiện các thể thức liên quan đến di sản như việc từ chối nhận di sản ( phải làm thủ tục tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế…). Các tài sản của người để lại di sản, dù rải rác ở nhiều nơi, đều phải kê khai theo địa điểm mở thừa kế. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc kiện về quyền thừa kế, các tranh chấp chấp di sản thừa kế là tòa án nơi mở thừa kế.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Công an có được xử phạt không có giấy phép kinh doanh không?
Thương nhân nói chung khi kinh doanh những ngành, nghề pháp luật quy định có điều kiện nhất định phải đáp ứng các điều kiện đó. Việc đáp ứng các điều kiện đó có thể thông qua việc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh như giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác...
Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?
Chức danh nghề nghiệp giáo viên được hiểu là tên gọi để thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của các giáo...
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?
Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm...
Xem thêm