Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thiếu nợ bao nhiêu truy tố hình sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 702 Lượt xem

Thiếu nợ bao nhiêu truy tố hình sự

Chủ thể của các tội phạm xâm phạm sở hữu là chủ thể bình thường tức là những người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng trở thành chủ thẻ của nhiều tội thuộc nhóm xâm phạm sở hữu.

Hiện nay dựa vào sự tín nhiệm mà nhiều chủ thể sẵn sàng giao, cho vay, cho mượn tài sản với số lượng lớn. Nhưng không phải ai cũng sẵn lòng đáp lại sự tín nhiệm này mà thay vào đó sử dụng nhiều cách khác nhau để có thể chiếm đoạt được tài sản không phải sở hữu của mình.

Trong bài viết Thiếu nợ bao nhiêu truy tố hình sự  của Tổng đài 1900 6557 thuộc Công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới Quí vị trong trường hợp này.

Tội xâm phạm sở hữu

Tội xâm phạm sở hữu là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tôi.

– Đối tượng tác động của tội phạm đó là tài sản – đối tượng vật chất nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Tài sản được pháp luật quy định gồm: Vật, tiền. giấy tờ có giá, quyền tài sản.

– Hành vi khách quan của các tội phạm xâm phạm sở hữu tuy khác nhau ở hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu. sử dụng định đoạt của chủ tài sản làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình.

– Chủ thể của các tội phạm xâm phạm sở hữu là chủ thể bình thường tức là những người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng trở thành chủ thẻ của nhiều tội thuộc nhóm xâm phạm sở hữu.

– Lỗi của người thực hiện các tội phạm sở hữu có thể là lỗi cố ý và cũng có thể là lỗi vô ý tuỳ từng tội danh nhất định.

– Các tội xâm phạm quyền sở hữu bao gồm: Tội cướp tài sản; tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội chiếm giữ trái phép tài sản; tội sử dụng trái phép tài sản; tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản….

Chủ đề của bài viết là thiếu nợ dẫn đến truy tố trách nhiệm hình sự thì có thể rơi vào các tội phạm sau được quy định trong bộ luật hình sự: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt  tài sản.

Phần tiếp theo của bài viết Thiếu nợ bao nhiêu truy tố hình sự  sẽ trả lời câu hỏi pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với hành vi thiếu nợ.

Thiếu nợ bao nhiêu truy tố hình sự?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm các trường hợp sau:

Thứ nhất: Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản… bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả lại.

Thứ hai: Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Chủ thể của tội này được quy đinh phải là người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho tài sản nhất định. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng. Việc giao nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng không có tính gian dối.

– Hành vi phạm tội của tội này là hành vi làm cho chủ tài sản mất toàn bộ  hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp đồng giữ chủ tài sản và người có hành vi phạm tội.

– Đối tượng của hành vi phạm tội ở tội phạm này là tài sản đã được giao ngay thằng trên cơ sở có hợp đồng

Hành vi ở đây là không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết như: không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối; cố tình không trả lại tài sản khi đến hạn mặc dù có điều kiên và khả năng trả; không trả lại được tài sẳn do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp…

Hành vi  lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tài sản chiếm đoạt có trị giá từ 4 triệu đồng trở lên

– Chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt

– Chủ thể đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa được xoá án tích

– Tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Từ những phân tích trên ta nhận ra thấy rằng không có con số cụ thể trong trường hợp lạm dụng  chiếm đoạt tài sản có giá trị bao nhiêu thì sẽ bị khởi tố vụ án hình sự. Mỗi một trường hợp và vụ án có những đặc điểm khác nhau, nhưng  sẽ dựa vào các đặc điểm dấu hiệu nêu trên để xác định trách nhiệm của mỗi bên.

Đi tù có phải trả nợ không?

Việc chấp hành án phạt tù là chế tài của nhà nước đối với hành vi của chủ thể gây ra, chính vì vậy chủ thể đó vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với người bị hại trên cơ sở phán quyết của Toà án.

Chính vì vậy trong trường hợp này mặc dù đã có bản án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định về mức phạt tù của đối tượng. Thì đối tượng này vẫn có nghĩa vụ trả nợ đối với người bị hại.

Nhưng đang trong thời gian thi hành án phạt tù thì tuỳ từng tường hợp có quy định về thời gian trả nợ, cách thức trả nợ khác nhau để quy định cụ thể.

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Thiếu nợ bao nhiêu truy tố hình sự. Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi