Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo Bộ luật Hình sự mới nhất
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3346 Lượt xem

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo Bộ luật Hình sự mới nhất

Buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được hiểu là hành vi mua bán hàng hoá là các đối tượng nêu trên mà mình biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.

Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra ngày càng nghiêm trọng với nhiều hình thức và thủ đoạn rất tinh vi. Hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội, an ninh trật tự, môi trường.

Tùy thuộc vào việc hành vi đó được thực hiện như thế nào, gây hậu quả ra sao thì sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của bộ luật hình sự về tội sản xuất buôn bán hàng giả.

Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Tội  sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được quy định tại Điều 195 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

i) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

k) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo đó thấy được rằng:

– Sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được hiểu là hành vi làm (tạo) ra sản phẩm, hàng hoá là các đối tượng nêu trên một cách trái phép giống như các sản phẩm hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trường (tức hàng thật) gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng.

– Buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được hiểu là hành vi mua bán hàng hoá là các đối tượng nêu trên mà mình biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.

Bình luận về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Các yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Mặt khách quan:

–  Về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tương tự như các dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên về đối tượng là những sản phẩm, hàng hoá sau đây:

+ Thức ăn dùng để chăn nuôi (chủ yếu là thức ăn đã chế biến);

+ Phân bón: gồm phân hữu cơ và phân vô cơ;

+ Thuốc thú y: gồm các loại thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi khác;

+ Thuốc bảo vệ thực vật: gồm các loại thuốc đặc trị các bệnh ở cây trồng;

+ Giống cây trồng, vật nuôi (cây giống, con giống).

+  Ngoài các dấu hiệu về hành vi thì còn phải có ít nhất một trong các dấu hiệu cơ bản sau đây mới cấu thành tội này:

–  Về định lượng: sản phẩm hàng hoá nói trên phải có số lượng lớn (theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền).

– Gây hậu quả nghiêm trọng: như làm cho nhiều cây trồng, vật nuôi chết trên một phạm vi rộng (như trên một hoặc nhiều xã).

–  Đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là các đối tượng nêu trên hoặc một trong các hành vi: buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; kinh doanh trái phép, trôn thuế, hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm quy định tại các điều sau:

+ Tội buôn lậu

+ Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

+ Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

+ Tội kinh doanh trái phép.

+ Tội trốn thuế.

Đồng thời sau khi đã bị kết án theo các điều luật trên nhưng cho đến thời điểm có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nêu trên thì vẫn chưa được xoá án tích.

–  Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu dùng.

– Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý (động cơ vì vụ lợi).

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+   Khung một (khoản 1)

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+   Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

i) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

k) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

+ Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

+ Khung 4 (khoản 4)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

+ Hình phạt đối với pháp nhân (khoản 6)

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tội che giấu tội phạm là gì? Tư vấn Tội che giấu tội phạm?

Che giấu tội phạm, được hiểu là hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội mà không có sự hứa hẹn...

Hình phạt tử hình theo quy định Bộ luật hình sự mới nhất

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy...

Trả lại xe gây tai nạn giao thông

Bố tôi lái xe cho một hãng xe và gây tai nạn. Công an đang giữ chiếc xe nhưng chủ hãng yêu cầu bố tôi phải nhận lại xe nếu không sẽ phải bồi...

Khi nào phát lệnh truy nã?

Lệnh truy nã được phát khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu, khi có lệnh truy nã tội phạm, tất cả các cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện ngay để truy tìm tung tích của tội phạm thật nhanh chóng để phòng trừ những hậu quả về...

Mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại mới nhất năm 2024

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi