Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ký quỹ là gì theo quy định Bộ luật dân sự?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3412 Lượt xem

Ký quỹ là gì theo quy định Bộ luật dân sự?

Chào Luật sư, tôi có thực hiện một giao dịch dân sự về mua một khối lượng hàng hóa lớn. Bên bán cho tôi yêu cầu tôi phải gửi một khoản tiền vào tài khoản ngân hàng để thực hiện cái biện pháp bảo đảm ký quỹ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tôi chưa hiểu về giao dịch ký quỹ này, mong Luật sư tư vấn cụ thể giúp tôi!

Khái niệm ký quỹ theo Bộ luật dân sự?

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giây tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, là một trong các biện pháp bảo đảm theo Điều 330 Bộ luật dân sự.

Ngoài ra, khoản 2, 3 Điều 330 Bộ luật dân sự cũng quy định về ký quỹ như sau:

” 2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quý thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Bình luận về ký quy theo Bộ luật dân sự hiện hành

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, quan hệ ký quỹ bao gồm hai bên chủ thể sau đây:

Bên ký quỹ: Là bên đã gửi tiền vào tàị khoản phong tỏa để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Bên nhận ký quỹ: Là bên có quyên được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại bằng tài sản ký quỹ đó.

Tài khoản phong tỏa: Là tài khoản mà trong thời hạn phong tỏa, chủ tài khoản không được rút tiền từ tài khoản đó.

Biện pháp bảo đảm này đảm bảo sự an toàn cho phía bên có quyền, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình, bên có quyền có quyền yêu cầu ngân hàng nơi có tài khoản phong tỏa thanh toán toàn bộ nghĩa vụ, kèm theo chi phí bồi thường thiệt hại (nếu có) từ tài khoản đó. Trong đó có trừ đi chi phí dịch vụ của ngân hàng và trả lại cho bên có nghĩa vụ nếu có chênh lệch sau khi khấu trừ nghĩa vụ.

Thủ tục gửi và thanh toán các bên chủ thể phải hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (14 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi