Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8419 Lượt xem

Bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Chúng tôi tư vấn các quy định pháp luật về tố tụng hình sự giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi triển khai tư vấn qua nhiều kênh như qua email, điện thoại, Tổng đài tư vấn 1900 6557, qua bài viết,… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý hữu ích về bị hại, quyền và nghĩa vụ của bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, mời Quý độc giả theo dõi:

Khái niệm bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự:

“Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”

Quy định về quyền và nghĩa vụ của của bị hại hoặc người đại diện của họ

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự:

2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

4. Bị hại có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.

Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.

Bình luận quy định về bị hại và quyền, nghĩa vụ của bị hại

Thứ nhất: Theo Khoản 1 Điều luật đang bình luận, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Thiệt hại về thể chất là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại về tinh thần là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm; thiệt hại về tài sản là tài sản bị mất, bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị làm hư hỏng. Thiệt hại nói trên phải do chính hành vi phạm tội của người phạm tội trực tiếp gây ra cho người bị hại. Người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần, về tài sản do tội phạm gây ra chỉ được coi là người bị hại trong tố tụng hình sự khi được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án công nhận.

Thứ hai: Theo Khoản 2 Điều luật đang được bình luận, bị hại có các quyền sau:

–  Quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này

–  Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

–  Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

–  Quyền đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

–  Quyền được thông báo về kết quả điều tra; giải quyết vụ án;

–  Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

–  Quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

–  Quyền tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

–  Quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

–  Quyền tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

–  Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

–  Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

–  Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

–  Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho người bị hại thực hiện các quyền của họ.

Thứ ba: Bị hại có những nghĩa vụ nhất định. Theo khoản 4 điều luật đang bình luận, người bị hại có các nghĩa vụ sau:

–  Nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

–  Nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có những quyền được nói ở trên. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì người đại diện hợp pháp của họ có thể thay thế người bị hại để thực hiện các quyền của người bị hại.

Điều luật đang bình luận đã sửa đổi, bổ sung một số quyền mới của bị hại so với điều luật tương ứng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Điều luật mở rộng đối tượng được coi là bị hại.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi