Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thành phần của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6273 Lượt xem

Thành phần của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Dựa vào các đặc điểm của những hoạt động tố tụng, quá trình tố tụng hình sự được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tương ứng với các giai đoạn đó, có các cơ quan nhất định được pháp luật quy định thực hiện những hoạt động tố tụng trong giai đoạn đó

1.  Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án.

Người tiến hành tố tụng gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

2.  Bình luận cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Thành phần của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Thành phần của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

–  Dựa vào các đặc điểm của những hoạt động tố tụng, quá trình tố tụng hình sự được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tương ứng với các giai đoạn đó, có các cơ quan nhất định được pháp luật quy định thực hiện những hoạt động tố tụng trong giai đoạn đó. Các cơ quan đó được gọi là các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, pháp luật quy định những người có thẩm quyền tiến hành các hành vi tố tụng trong một giai đoạn tố tụng. Những người đó được gọi là những người tiến hành tố tụng.

–  Bộ luật tố tụng hình sự quy định các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:

a, Cơ quan điều tra;

b, Viện kiểm sát;

c, Toà án.

Các cơ quan tiến hành tố tụng có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau và đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

–   Các Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự gồm có: Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; Cơ quan điều của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài các Cơ quan điều tra nói trên, Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định một số cơ quan được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Những cơ quan này gồm có: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Chức năng của các Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự là điều tra.

–  Viện kiểm sát là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Viện kiểm sát huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Viện kiểm sát quân sự. Chức năng cơ bản của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

–  Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng, đóng vai trò trung tâm trong tố tụng hình sự. Hệ thống tổ chức Toà án gồm có: Toà án nhân dân tối cao; các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Toà án quân sự. Chức năng cơ bản của Toà án trong tố tụng hình sự là xét xử.

–  Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên là những chức danh tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, của Điều tra viên được Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất cụ thể. Điều tra viên có 3 bậc: Cao cấp, trung cấp và sơ cấp.

–  Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là những chức danh tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên được Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất cụ thể. Kiểm sát viên có ba bậc: cao cấp, trung cấp và sơ cấp.

–  Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án là những chức danh tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của họ được Bộ luật tố tụng quy định rất cụ thể. Thẩm phán có ba bậc: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh (Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu); Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện (Thẩm phán Toà án quân sự khu vực).

–  Điều luật đang bình luận được bổ sung bằng việc cụ thể hóa chức danh những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể là Điều luật đã bổ sung các chức danh cụ thể như: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát: Chánh án, Phó Chánh án Toà án.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi