Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thành viên hội đồng quản trị là gì? Quyền và nghĩa vụ thành viên?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4849 Lượt xem

Thành viên hội đồng quản trị là gì? Quyền và nghĩa vụ thành viên?

Thành viên hội đồng quản trị là những người đáp ứng được các điều kiện cụ thể, nhất định đã được Luật doanh nghiệp hiện hành quy định và một số yêu cầu khác do điều lệ của mỗi công ty đặt ra.

Trong những bài viết của công ty Luật Hoàng Phi, chúng tôi đã đã từng đề cập đến cụm từ “thành viên hội đồng quản trị”.

Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ đi phân tích và giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm thành viên hội đồng quản trị là gì? Những quyền và nghĩa vụ cụ thể của thành viên hội đồng quản trị, hội đồng quản trị thì có bị giới hạn về số lượng thành viên không? hay thẩm quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị thuộc về ai?

Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những khúc mắc trên.

Thành viên hội đồng quản trị là gì?

Thành viên hội đồng quản trị là những người đáp ứng được các điều kiện cụ thể, nhất định đã được Luật doanh nghiệp hiện hành quy định và một số yêu cầu khác do điều lệ của mỗi công ty đặt ra.

– Thành viên hội đồng quản trị thì thường được bầu thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín để nằm trong cơ quan quản lý là hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

– Theo quy định tại khoản 1 điều 151 của Luật doanh nghiệp 2014 thì điều kiện và tiêu chuẩn mà thành viên hội đồng quản trị cần có và phải đáp ứng đó là:

+ Thành viên hội đồng quản trị phải có đầy đủ những năng lực hành vi dân sự (như là về độ tuổi, khả năng chịu trách nhiệm về các vấn đề dân sự, v.v …)

Cùng với đó, thành viên hội đồng quản trị cũng không được thuộc một trong các đối tượng đã liệt kê tại khoản 2 điều 18 của Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về những đối tượng không có quyền quản lý doanh nghiệp.

+ Thành viên hội đồng quản trị cũng cần có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần.

Ngoại trừ trường hợp trong Điều lệ của công ty có quy định khác thì thông thường thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần không bắt buộc phải là cổ đông của công ty.

+ Thành viên trong hội đồng quản trị của công ty cổ phần này cũng có thể là thành viên của hội đồng quản trị trong công ty cổ phần khác.

+ Ngoài ra, trong trường hợp Nhà nước có nắm giữ vốn điều lệ của công ty con là trên 50% thì thành viên trong ban hội đồng quản trị theo quy định không được là người thân thích của Tổng giám đốc, Giám đốc hay người quản lý của công ty đó.

(Người thân thích ví dụ như là: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng hoặc vợ, con đẻ, con nuôi, anh – chị – em ruột, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu, v.v …)

+ Không chỉ thế, thành viên hôị đồng quản trị còn không được là một trong những người có mối quan hệ liên quan đến người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý hay chính bản thân người quản lý của công ty mẹ.

Một số điều kiện và tiêu chuẩn riêng đối với thành viên hội đồng quản trị mà trong điều lệ của công ty có quy định.

Tư vấn thành viên hội đồng quản trị, gọi: 0981.378.999

Số lượng thành viên hội đồng quản trị?

Theo như quy định tại khoản 1 điều 150 của Luật doanh nghiệp đang có hiệu lực ban hành năm 2014 thì trong ban hội đồng quản trị, số lượng thành viên hội đồng quản trị sẽ là không dưới 03 thành viên và không quá 11 thành viên.

– Số lượng thành viên trong ban hội đồng quản trị thông thường sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.

– Mỗi thành viên trong ban hội đồng quản trị sẽ có nhiệm kỳ hoạt động trong khoảng thời gian là không quá 05 năm và tương ứng với một nhiệm kỳ của cả ban hội đồng quản trị là trong vòng 05 năm.

– Cùng với đó, những thành viên trong bạn hội đồng quản trị cũ vẫn được nằm trong danh sách bầu lại để trở thành thành viên trong ban hội đồng quản trị nhiệm kỳ tiếp theo và không bị hạn chế về số nhiệm kỳ tham gia hoạt động tại công ty.

Thẩm quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị

– Thẩm quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị sẽ thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

– Quyền hạn này được quy định cụ thể tại điểm c, khoản 2 điều 135 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

– Theo tinh thần của điều khoản luật này thì Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu ra thành viên của hội đồng quản trị trong công ty cổ phần đó.

Quyền và nghĩa vụ thành viên hội đồng quản trị

– Thành viên hội đồng quản trị sẽ tham gia thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo các quyền hạn và nghĩa vụ chung của cả ban hội đồng quản trị.

Chính vì thế, quyền và nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị sẽ tương ứng với các quyền hạn và nghĩa vụ của hội đồng quản trị.

– Để trả lời được câu hỏi quyền và nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị là gì? thì Luât doanh nghiệp 2014 đã có quy định tại khoản 2 điều 149.

– Cụ thể một số quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị cũng như thành viên hội đồng quản trị đó là:

+ Thành viên hội đồng quản trị sẽ tham gia biểu quyết để đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược lâu dài, đề ra kế hoạch trung hạn và kế hoạch phát triển kinh doanh theo từng năm của công ty.

+ Để đưa ra được những quyết định liên quan đến mức giá bán trái phiếu, cổ phần của công ty thì cũng có sự tham gia nghiên cứu, đề xuất, biếu quyết của các thành viên trong ban hôị đồng quản trị.

+ Không chỉ thế, những hình thức tiếp thị, cách thức mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng là do các thành viên trong ban hội đồng quản trị tìm hiểu, đề bạt ứng dụng.

+ Các thành viên trong ban hội đồng quản trị cũng chính là những người trực tiếp tham gia bỏ phiếu, đề cử, biểu quyết để miễn nhiệm, bãi nhiệm và bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Và còn rất nhiều nghĩa vụ cũng như quyền hạn khác của thành viên hội đồng quản trị được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Luật doanh nghiệp 2014 và điều lệ riêng của mỗi công ty cổ phần.

Như vậy, trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi với nội dung cung cấp là những thông tin liên quan tới khái niệm thành viên hội đồng quản trị là gì? Cùng với đó là những quyền, nghĩa vụ, số lượng cũng như thẩm quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần.

Nếu quý vị và các bạn còn có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề có liên quan khác, xin vui lòng liên hệ tới Hotline 0981 378 999 để được hỗ trợ trực tiếp, chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi