Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2890 Lượt xem

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

Tòa án là cơ quan xét xử với phân cấp rõ ràng. Tuy nhiên, với những người không hoạt động trong ngành tư pháp hay không có hiểu biết nhất định về pháp luật thì không phải ai cũng hiểu rõ về Tòa án. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Thứ nhất: Thẩm quyền theo cấp hành chính

– Tòa án nhân dân cấp huyên có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tô tụng Dân sự năm 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 – Điều 26 của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015.

+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

– Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

+ Yêu cầu về dấn ự quy định tại các khoản 1,2 ,3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 cảu Bộ luật Tố tụng Dấn ự năm 2015.

+ Yêu cầu về hôn nhân gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

+ Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

+ Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

– Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vuẹc biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện theo lãnh thổ

– Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chán án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung tương.

Chuyển vụ án Hình sự theo thẩm quyền

Bên cạnh nội dung về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện chúng tôi xin lưu ý Quý độc giả về việc chuyển vụ án hình sự theo thẩm quyền.

Thứ nhất: Chuyển vụ án trong giai đoạn điều tra

– Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Cơ quan điều tra cùng cấp xát thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án.

+ Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra.

+ Điều tra viên thay đổi là Thủ trưởng cơ quan điều tra.

+ Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện.

– Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viên kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

– Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền.

Thứ hai: Chuyển vụ trong giai đoạn truy tố

– Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.

Thứ ba: Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

– Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện Kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

– Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Như vậy, thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số nội dung liên quan tới tòa án nhân dân cấp huyện.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi