Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tạm giam bao lâu thì được gặp người thân?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3714 Lượt xem

Tạm giam bao lâu thì được gặp người thân?

Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …

Tuy nhiên, trong thời gian tạm giam người bị tạm giam có được gặp người thân không? Tạm giam bao lâu thì được gặp người thân? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của quý độc giả thông qua bài viết dưới đây:

Đang bị tạm giữ tạm giam có được gặp người thân không?

Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự,…

Để làm rõ quy định của Luật thì  tại điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định cụ thể: Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Bị tạm giam bao lâu thì được thăm gặp người thân?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể thời gian phải bị tạm giam bao lâu thì được gặp người thân?. Tuy nhiên trên thực tế đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam; thăm gặp theo quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp thân nhân không được thăm gặp thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người thân và số lần gặp theo quy định của pháp luật.

Đối tượng được gặp phạm nhân

Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

Những trường hợp thân nhân không được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam

Không phải mọi trường hợp tạm giam đều được gặp. Cụ thể một số trường hợp sau đây, Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ:

+ Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam

+ Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn

+ Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ

+ Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A

+ Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp, (đối với trường hợp này thì người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp)

+ Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm kỷ luật nơi giam giữ và bị cách ly tại buồng kỷ luật.

Thủ tục thăm gặp phạm nhân

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT – BCA quy định chi tiết về chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân:

– Đối với thân nhân

Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

– Đối với cá nhân khác không phải thân nhân

Cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ xem xét văn bản đề nghị trên và quyết định cho thăm gặp hoặc không.

Lưu ý: Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Trên đây, là thông tin tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tạm giam bao lâu thì được gặp người thân? Hy vọng, những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được cho quý độc giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi