Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Đường dây nóng tố giác tội phạm là số bao nhiêu?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3222 Lượt xem

Đường dây nóng tố giác tội phạm là số bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Hiện nay, tình trạng tội phạm vẫn ngày một tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo trá, khó phát hiện hơn. Để góp phần nhanh chóng, kịp thời và ngăn chặn tội phạm pháp luật hình sự quy định về quyền tố giác tội phạm của công dân. Theo đó, công dân có quyền tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Vậy đường dây nóng tố giác tội phạm là số bao nhiêu? Chắc hẳn là một trong những thắc mắc của nhiều người lúc này. Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Quy định của pháp luật về tố giác tội phạm

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm

Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

Thứ nhất: Về quyền của người tố giác

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.

– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác.

– Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

Thứ hai: Về nghĩa vụ của người tố giác

– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

Quy trình tố giác tội phạm

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác

Trước khi tố giác tội phạm với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cá nhân tố giác tội phạm đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.

Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác về tội phạm.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác

Cá nhân tố giác tội phạm có thể bằng các hình thức sau:

– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);

– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).

Khi tố giácvề tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân tố giác về tội phạm cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm

– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.

– Khi hết thời gian giải quyết tố giác về tội phạm theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác về tội phạm.

Đường dây nóng tố giác tội phạm

Khi xác định lựa chọn hình thức tố giác tội phạm qua điện thoại tại bước 2 nêu trên, chắc hẳn nhiều người vẫn chưa rõ Đường dây nóng tố giác tội phạm là số bao nhiêu? Dưới đây là các đường dây nóng mà bạn có thể thực hiện tố giác tội phạm:

1/ Các cơ quan trực thuộc Bộ:

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an:

STT

TÊN CƠ QUANĐỊA CHỈĐIỆN THOẠITHỜI GIAN

 LÀM VIỆC

1Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội07 Nguyễn Đình Chiểu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng069.234243124/24h
2Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh254 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1069.3336310

24/24h

+ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an

STTTÊN CƠ QUANĐỊA CHỈĐIỆN THOẠITHỜI GIAN

 LÀM VIỆC

1 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

47 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, TP. Hà Nội069.2345860– Từ 17h ngày hôm trước đến 7h30’ ngày hôm sau (các ngày trong tuần)

– Cả Thứ 7, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết

2497 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP. Hà Nội069.2321667Từ 7h30’ đến 17h hàng ngày (trừ Thứ 7, Chủ nhật)
3Nhà C1, 358 Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh069.337680924/24h
4Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội497 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP. Hà Nội069.234856024/24h
5Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu47 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, TP. Hà Nội.069.232167124/24h
6Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy497 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP. Hà Nội.069.234592324/24h

2/ Công an các Thành phố trực thuộc Trung ương

+ Công an thành phố Hà Nội

STTTÊN CƠ QUANĐỊA CHỈSỐ ĐIỆN THOẠITHỜI GIAN LÀM VIỆC
1Phòng An ninh điều tra89 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm069.219.407724/24h
2Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra55 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm  069.219.6420

069.219.6402

3Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội7 Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng024.3942.2532

069.219.6242

069.219.6254

069.219.6530

069.219.6764

4Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu40B Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm069.219.6609

069.219.4703

5Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy40B Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm069.219.6731

069.219.6459

+ Công an thành phố Hồ Chí Minh

STTTÊN CƠ QUAN

 

ĐỊA CHỈSỐ ĐIỆN THOẠITHỜI GIAN LÀM VIỆC
1Phòng An ninh điều tra268 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

 

0283.8413744 

 

 

 

 

 

 

 

24/24h

2Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra0693187680
3Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, Quận 10693187200
4Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu674 đường 3 tháng 2, phường 14, Quận 100693187783
5Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy34 An Bình, phường 6, Quận 50283.9231168
6Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường196 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, Quận 30283.9330075

Trên đây là một số đường dây nóng để bạn có thể gọi điện tố giác. Ngoài ra, còn các đường dây nóng của cơ quan thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan công an các tỉnh khác bạn có thể liên hệ mà bài viết chưa đề cập.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Đường dây nóng tố giác tội phạm là số bao nhiêu? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi