• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5029 Lượt xem

So sánh đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội.

Đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức và pháp luật đôi khi cũng là những vấn đề gây nhầm lẫn cho những người không co những hiểu biết cơ bản về các khái niệm này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích một số nội dung liên quan để trả lời cho vấn đề: So sánh đạo đức và pháp luật.

So sánh đạo đức và pháp luật

Điểm giống nhau của đạo đức và pháp luật

– Tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Đạo đức và  pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội.

– Cả hai đều là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội.

– Tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở cùng một hoàn cảnh, điều kiện nhất định.

– Thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Do ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung.

Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật

– Khái niệm đạo đức, pháp luật

+ Đạo đức: Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự và trách nhiệm những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

+ Pháp luật: Là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí Nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.

– Nội dung đạo đức, pháp luật

+ Đạo đức: Những triết lý, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống.

+ Pháp luật: Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

– Nguồn gốc hình thành:

+ Đạo đức: Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người.

+ Pháp luật: Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

– Hình thức thể hiện:

+ Đạo đức: Nhiều hình thức (truyền miệng, được ghi chép lại, …).

+ Pháp luật: Chỉ có duy nhất một hình thức đó chính là văn bản pháp luật.

– Tính chất:

+ Đạo đức: Không bắt buộc.

+ Pháp luật: Bắt buộc.

– Phương thức tác động:

+ Đạo đức: Giáo dục, tuyên truyền.

+ Pháp luật: Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.

– Chế tài:

+ Đạo đức: Không có chế tài xử lý khi vi phạm.

+ Pháp luật: Bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Chủ thể ban hành:

+ Đạo đức: Do ông cha đúc kết, truyền lại qua quá trình sinh sống lâu dài.

+ Pháp luật: Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Bên cạnh việc so sánh đạo đức và pháp luật, chúng tôi còn làm rõ mối quan hệ tác động qua lại của hai loại hình chuẩn mực xã hội này, cụ thể như sau:

Tác động của pháp luật tới đạo đức

– Pháp luật giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Một khi đã được thể chế hóa thành quy định của pháp luật việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội, các cá nhân, tổ chức dù không muốn cũng phải thực hiện.

– Pháp luật có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thừa nhận trong pháp luật.

– Pháp luật hoàn toàn có thể bị loại bỏ bởi đạo đức xã hội. Đạo đức cũng có thể bị thay thế bởi sự phát triển của xã hội. Góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội.

Tác động của đạo đức tới pháp luật

Thực hiện pháp luật:

+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Đối với người có ý thức đạo đức tốt có xu hướng thực hiện nghiêm chỉ các quy định của pháp luật hơn là những cá nhân có ý thức đạo đức kém. Đối với một số trường hợp đã thực hiện hành vi trái pháp luật thì ý thức đạo đức sẽ giúp chủ thể ăn năn, hối lỗi và sửa chữa lỗi đã vi phạm.

+ Các quy tắc, quan niệm đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác. Những quy tắc, quan niệm đạo đức trái với ý chí của Nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.

– Hình thành pháp luật.

+ Các quy tắc, quan niệm đạo đức trái với ý chí của Nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật.

+ Trên thực tế rất nhiều quy tắc đạo đức được thể chế hóa thành pháp luật, nhiều quan điểm phù hợp với ý chí của Nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật.

Như vậy, trên bài viết chúng tôi đã đi sâu vào so sánh đạo đức và pháp luật. Nêu lên các điểm giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. Bên cạnh đó, chúng tôi đã nêu đôi nét về mối quan hệ của pháp luật và đạo đức.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi