Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì?
  • Thứ hai, 28/11/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4196 Lượt xem

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì?

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì? sẽ được Luật Hoàng Phi trả lời trong bài viết sau đây.

Được phục vụ trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam là điều mong ước của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh việc nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân để có đủ điều kiện tham gia quân đội thì việc tìm hiểu về môi trường, các câp, bậc, ngạch cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Và ở bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý vị tìm hiểu Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì?

Sĩ quan là gì?

Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm các cấp bậc khác nhau.

Cụ thể, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung 2008 quy định như sau:

“Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định”.

Sĩ quan Quân đội đảm nhiệm những chức vụ sau: Lãnh đạo, chỉ huy và quản lý. Họ trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ như là: Lái máy bay, tàu chiến ngầm, làm công tác điện báo,… để đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao phó.

Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:

– Sĩ quan chỉ huy, tham mưu. Đây là ngành sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.

– Sĩ quan chính trị. Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.

– Sĩ quan hậu cần. Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.

– Sĩ quan kỹ thuật. Đây là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.

– Sĩ quan chuyên môn khác.

Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan

Điều 4 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan như sau:

Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Bên cạnh đó, để trở thành một sĩ quan cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

– Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

– Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

Vậy Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì?

Sĩ quan tại ngũ là gì?

Sĩ quan tại ngũ gồm những sĩ quan đang phục vụ trong quân đội hoặc biệt phái công tác.

Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.

Sĩ quan tại ngũ được tuyển chọn, bổ sung từ các nguồn:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

– Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

– Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

– Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

– Sĩ quan dự bị.

Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân theo hạn tuổi gồm hạng 1 và hạng 2, được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật, theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan Quân sự địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc đang cư trú.

Sĩ quan sẽ được huấn luyện và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đồng thời được đứng trong hàng ngũ dự bị và khi có nhu cầu sẽ được huy động.

Độ tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị được quy định tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung 2008, 2014) như sau:

Cấp úy: 51;

Thiếu tá: 53;

Trung tá: 56;

Thượng tá: 57;

Đại tá: 60;

Cấp Tướng: 63.

Điều kiện để trở thành sĩ quan dự bị bao gồm:

+ Là các sĩ quan được đào tạo chuyên nghiệp, đã thôi phục vụ tại ngũ nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn tham gia sĩ quan dự bị, đã hoàn tất chương trình học phổ thông trung học hoặc cơ sở…. Độ tuổi không vượt quá 30

+ Quân nhân, hạ sĩ quan sau khi kết thúc phục vụ tại ngũ hoặc hạ sĩ quan mà trước đó đã được đào tạo sĩ quan dự bị….

+ Độ tuổi không vượt quá 35 tuổi đối với những đối tượng đã tốt nghiệp đại học và không thuộc các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn nhập ngũ như: Người chưa đủ sức khỏe, là cán bộ viên chức làm việc trong các ngành khác, con thương binh liệt sĩ,…

+ Đảm bảo về lai lịch chính trị, ý chí quyết tâm, trung thành với Đảng và Nhà nước…

+ Đảm bảo về thể trạng sức khỏe theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BGP.

Trên đây là nội dung bài viết Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi