Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Sau 3 tháng tân binh có được về phép không?
  • Thứ hai, 20/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3042 Lượt xem

Sau 3 tháng tân binh có được về phép không?

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng, quân nhân được nghỉ phép 10 ngày. Vậy sau 3 tháng tân binh có được về phép không?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân đối với Tổ quốc, trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, binh sĩ, hạ sĩ quan phục vụ tại ngũ sẽ được hướng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật như chế độ phụ cấp hàng tháng, chế độ với thân nhân, trợ cấp xuất ngũ, chế độ nghỉ phép… Vậy, sau 3 tháng tân binh có được về phép không?

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự được hiểu là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân phải thực hiện trong quân đội theo hình thức tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng được các điều kiện tuyển quân và có lệnh gọi nhập ngũ.

Hiện nay, tại Việt Nam, điều kiện tuyển quân hay việc quản lý các hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam được điều chỉnh tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn kèm theo.

Sau ba tháng tân binh có được về phép không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ thì chế độ nghỉ phép của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:

“Điều 3. Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

1.Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

2.Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

3.Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

4.Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tân sinh sau khi kết thúc 3 tháng đầu huấn luyện sẽ không được nghỉ phép, để được nghỉ phép, tân binh phải phục vụ tại ngủ từ tháng thức 13 trở đi. Tuy nhiên, trừ một số lý do đột xuất, đơn vị vẫn sẽ tạo điều kiện giải quyết cho những tân binh chưa phục vụ đủ 13 tháng về nhà.

Đi nghĩa vụ quân sự có được mang điện thoại không?

Điện thoại hiện nay là một trong những công cụ rất cần thiết với con người, không chỉ phục vụ con người về công việc mà còn về giải trí. Và sau câu hỏi sau 3 tháng tân binh có được về phép không thì đi nghĩa vụ quân sự có được dùng điện thoại không cũng được rất nhiều độc giả quan tâm.

Theo Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

– Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

– Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

– Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Như vậy, về mặt pháp luật thì việc sử dụng điện thoại không bị cấm. Tuy nhiên, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự quân nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của đơn vị. Và để đảm bảo bí mật quân sự, tính kỷ luật hay việc sử dụng điện thoại sẽ làm ảnh hướng đến nhiệm vụ được giao thì hầu như các đơn vị đều hạn chế hoặc cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại.

Việc liên lạc với quy định, người thân, các quân nhân có thể sử dụng điện thoại của đơn vị khi được cho phép, hoặc thân nhân có thể trực tiếp đến đơn vị đóng quân để thăm quân.

Trên đây là nội dung bài viết sau 3 tháng tân binh có được về phép không? Mọi thắc mắc về nghĩa vụ quân sự, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi