Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2036 Lượt xem

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí

Tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của mình và mục đích phát triển của mỗi quốc gia sẽ có cách xác định khác nhau về độ tuổi thanh niên.

Thanh niên Việt Nam là lực lượng đông đảo, thường xuyên tham gia vào các hoạt động xung kích, tuyên truyền các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước đến người dân.

Qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí.

Quy định về độ tuổi của thanh niên

Tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của mình và mục đích phát triển của mỗi quốc gia sẽ có cách xác định khác nhau về độ tuổi thanh niên.

Còn ở Việt Nam, tại Điều 1 Luật Thanh niên 2020 có quy định về độ tuổi của thanh niên như sau: “ Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Theo đó, có thể hiểu thanh niên là những người trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, đây là khoảng thời gian đang trong quá trình trưởng thành của con người, là những người có cả về sức khỏe, tinh thần và nhiệt huyết.

Ở Việt Nam, tháng 3 hàng năm được coi là tháng Thanh niên, được tổ chức nhằm mực đích chính là phát huy, cổ động tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tầng lớp thanh niên trẻ, tích cực tham gia vào các chương trình, hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội nhằm đẩy mạnh quá tình phát triển khả năng của bản thân.

Một số tổ chức thanh niên hiện nay

Hiện nay, việc phát triển, rèn luyện cho thế hệ thanh niên trẻ của đất nước đang rất được quan tâm và chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc có ngày càng nhiều các tổ chức thanh niên được thành lập và hoạt động rất tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điển hình là một số tổ chức như:

– Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đây được xác định là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam, là lực lượng nòng cốt tham gia và các phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên, là tổ chức định hướng và hướng dẫn các hoạt đọng của thiếu nhi, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

– Hội Liên hiệp thanh niên: Đây là tổ chức xã hội được thành lập và có hoạt động rỗng rãi của thanh niên Việt Nam, nhằm mục đích là đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên tham gia phấn đầu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước nhà.

– Hội sinh viên Việt Nam: Đây là tổ chức của sinh viên Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi cả nước nhằm đoàn kết, tập hợp sinh viên Việt Nam cùng nhau phấn đấu học tập, nghiên cứu và rèn luyện ý chí bản thân.

Vai trò của thanh niên

Tại Điều 4 Luật Thanh niên 2020 đã quy định về vai trò của thanh niên Việt Nam, cụ thể như sau:

– Thanh niên được xác định là lực lưỡng xã hội to lớn, xung kích, luôn sáng tạo, đi đầu trong công cuộc xây dựng, đổi mới và bảo vệ đất nước, đóng góp vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng nước nhà, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa nước ta hội nhập thế giới.

Thanh niên được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân theo nội dung đã được quy định trong Hiến Pháp, ngoài ra nước ta còn áp dụng Điều ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên đối với nhóm đối tượng thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, trong Luật Thanh niên 2020 cũng có quy định về trách nhiệm của mỗi thanh niên Việt Nam, điển hình như:

– Trách nhiệm với tổ quốc

+ Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, luôn xung kích, sáng tạo và đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc;

+ Sẵn sàng bảo vệ tố quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi tổ quốc cần;

+ Đấu tranh với các âm mưu thù địch, các hoạt động gây hại đến lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc

– Trách nhiệm với nhà nước và xã hội

+ Luôn gương mẫu trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ của công dân

+ Tham gia vào việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

+ Tích cực chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

+ Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

+ Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí được quy định tại Điều 13 Luật Thanh niên 2005 như sau:

1. Được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh.

2. Thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh.

3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ di sản văn hoá; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng.

Theo đó, thanh niên được tự do tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí lành mạnh, tu dưỡng đạo đức, thực hiện lối sống văn minh.

Tuy nhiên hiện nay Luật Thanh niên 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Thanh niên 2020, và trong Luật Thanh niên 2020 đã không có nội dung sửa đổi, bổ sung điều luật 13 quy định về Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí.

Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi