Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền nghĩa vụ của các bên khi sau khi hợp đồng bị hủy bỏ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3076 Lượt xem

Quyền nghĩa vụ của các bên khi sau khi hợp đồng bị hủy bỏ

Sau khi hợp đồng bị hủy bỏ do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ được giải quyết như thế nào?

 

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau. Tôi có giao kết hợp đồng mua bán xi măng, tôi đã giao một phần xi măng và bên mua cũng đã trả một phần tiền, nhưng sau đó khi tôi chuyển hàng lần hai thì bên mua không trả tiền, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nên tôi đã hủy bỏ hợp đồng. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết sau khi hợp đồng bị hủy bỏ thì quyền lợi của các bên sẽ giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 về Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng:

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.

5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”

Quyền nghĩa vụ của các bên khi sau khi hợp đồng bị hủy bỏ

Quyền nghĩa vụ của các bên khi sau khi hợp đồng bị hủy bỏ

Theo quy định tại khoản 1 Điều này, khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng có thể không có hiệu lực một phần. Hợp đồng được coi là không có hiệu lực một phần nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm, thỏa thuận về bồi thường thiệt hại cũng như thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Quy định này cũng cho thấy, chỉ cần một sự vi phạm xảy ra có thể dẫn đến nhiều hậu quả như: hợp đồng bị hủy bỏ, bên vi phạm bị phạt vi phạm, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Cũng giống như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, khi hợp đồng bị hủy bỏ mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì các bên không được thực hiện hợp đồng. Nếu các bên đã thực hiện hợp đồng thì phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền tương đương với giá trị quy đổi từ vật. Việc hoàn trả được thực hiện sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý cho việc bảo quản, phát triển tài sản. Khi cả hai bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì họ phải trả cùng một thời điểm trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì bên bị thiệt hại do bên kia vi phạm nghĩa vụ được bồi thường thiệt hại. Quy định tại khoản 3 Điều này tương tự như vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự, đó là quy định chung áp dụng với mọi trường hợp vi phạm mà gây ra thiệt hại.

Trường hợp các bện giao kết hợp đồng mà khi thực hiện có liên quan đến quyền nhân thân như quyền đối với tính mạng, sức khỏe, quyền bí mật đời tư… Nếu hợp đồng bị hủy bỏ thì việc giải quyết hậu quả của hợp đồng sẽ áp dụng các quy định của BLDS và các luật liên quan có quy định.

Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của BLDS thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.

Như vậy, do bên mua vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nên bạn đã hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại Điều 423 BLDS, do đó việc hủy bỏ hợp đồng của bạn là có căn cứ và đúng pháp luật. Vì vậy, sau khi hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng hết hiệu lực, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Bạn trả lại cho bên mua tiền mà họ đã thanh toán, bên mua trả cho bạn toàn bộ số xi măng mà họ đã nhận. Nếu họ không trả được bằng xi măng thì bạn có thể yêu cầu họ thanh toán bằng tiền, hai bên tự thỏa thuận thời điểm trả lại hoặc trả cùng một lúc. Vì bên mua vi phạm nghĩa vụ, do vậy nếu việc vi phạm gây thiệt hại cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Chị gái tôi năm nay 34 tuổi và chồng chị đã mất cách đây 2 năm, con trai chị 5 tuổi, chị tôi bị mất năng lực hành vi dân sự (có biên bản giám định pháp y). Vậy tôi có được làm người giám hộ cho chị và cháu tôi...

Quy định pháp luật Hợp đồng gia công?

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền...

Phân biệt đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện

Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc...

Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

“Giấy phép kinh doanh" gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp...

Doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện?

Căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, VPĐD ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, VPĐD tại một địa phương theo địa giới hành...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi