Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 677 Lượt xem

Quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm

Quyền tác giả bao gồm hai loại quyền hợp thành đó là quyền tài sản và quyển nhân thân của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Căn cứ vào thời điểm tác phẩm được tác giả sáng tạo ra dưới hình thức vật chất nhất định, quyền tác giả đã phát sinh. Sự biểu hiện của quyền nhân thân được hình thành vào thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và theo đó quyền tài sản của tác giả cũng được xác lập đối với tác phẩm.

Pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều có những quy định quyền tác giả trong lĩnh vực sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học.

Vậy Quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm được quy định như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết

Quyền của tác giả

Quyền tác giả là quyền của người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Chủ thể của quyền tác giả không phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ học vấn và phương thức tạo ra tác phẩm, công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Vậy quyền tác giả là quyền của người sáng tạo ra tác phẩm, công trình được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh quyền tác giả được xác định kể từ khi tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được tác giả sáng tạo ra được thể hiện) dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ. Pháp luật về quyền tác giả của các quốc gia đều có những điểm tương đồng do đặc điểm của các sản phẩm trí tuệ chi phối. Ví dụ, pháp luật của Hoa Kỳ về quyền tác giả cũng có những điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam về cùng một lĩnh vực ở chỗ: Việc đăng ký quyền tác giả là vì lợi ích của tác giả với tư cách là người sở hữu tác phẩm nhưng pháp luật Hoa Kỳ không bắt buộc tác giả phải đăng ký tác phẩm của mình.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật tác giả sáng tạo được thể thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định;

– Tác phẩm đó phải do chính tác giả tạo ra.

Như vậy, chừng nào chưa có tác phẩm được tác giả sáng tạo ra thuộc loại hình văn học, nghệ thuật nhất định thì chừng đó chưa có quyền tác giả được pháp luật bảo hộ. Tác phẩm được tác giả sáng tạo ra được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Một tiểu thuyết, một bản nhạc, một bài thơ, quyền tác giả được xác lập vào thời điểm các sản phẩm trí tuệ đó được hình thành.

Quyền tác giả phát sinh từ khi nào?

Quyền tác giả bao gồm hai loại quyền hợp thành đó là quyền tài sản và quyển nhân thân của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Căn cứ vào thời điểm tác phẩm được tác giả sáng tạo ra dưới hình thức vật chất nhất định, quyền tác giả đã phát sinh. Sự biểu hiện của quyền nhân thân được hình thành vào thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và theo đó quyền tài sản của tác giả cũng được xác lập đối với tác phẩm. Theo quan hệ phụ thuộc, quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm được hình thành nhưng trong đó quyền nhân thân là tiền đề của quyền tài sản. Một câu hỏi được đặt ra là quyền tài sản của tác giả phát sinh từ thời điểm nào?

Vào thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định hay chỉ trong trường hợp tác phẩm được tác giả công bố thì quyền tài sản mới phát sinh? là Từ căn cứ xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả thì quyền tài sản của tác giả cũng đồng thời phát sinh vào thời điểm tác phẩm được tác giả sáng tạo ra, mặc dù tác phẩm chưa được tác giả công bố nhưng quyền tài sản gắn liền với quyền nhân thân của tác giả đã được xác định và được bảo hộ bằng pháp luật.

Tuy tác phẩm chưa được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm công bố nhưng trong trường hợp tác phẩm bị người khác xâm phạm thì việc bồi thường thiệt hại vẫn xác định được. Có nhiều người cho rằng, khi tác phẩm chưa được công bố thì quyền tài sản có được từ tác phẩm chưa xác định. Theo họ, tác phẩm đó phải được công bố dưới hình thức phát hành sách, ghi bằng âm thanh, đĩa âm thanh, băng từ hình, địa hình hoặc tác phẩm được chuyển giao cho người khác sử dụng thông qua một hợp đồng thì quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm mới có thể xác định được. Hiểu quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như vậy là không đúng. Bởi vì, tác phẩm đang tồn tại dưới hình thức vật chất nhất định thì quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đã hình thành. Quyền tài sản song song tồn tại với quyển nhân thân của tác giả tác phẩm.

Như vậy, cho dù tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học chưa công bố tác phẩm thì quyền tài sản đã xác định được vào thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Nếu chỉ căn cứ vào mức nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm, nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho các tác phẩm điện ảnh, video, nhuận bút cho các tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử) nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình), nhuận bút cho các tác phẩm tạo hình mỹ thuật, mỹ thuật nhiếp ảnh để xác định giá trị tài sản của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là chưa thật sự toàn diện.

Biết rằng, khi tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được công bố thì lợi ích kinh tế của tác giả được hưởng theo mức tương ứng mà pháp luật đã quy định cho thể loại tác phẩm đó. Nhưng mức nhuận bút mà pháp luật quy định cho mỗi loại hình tác phẩm khi được sử dụng chưa thể coi là chuẩn mực bất biến trong việc trả thù lao cho tác giả mà lợi ích của tác giả còn căn cứ vào thỏa thuận. Hơn nữa, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không phải là vật chất cụ thể mà nó là sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tồn tại thông qua những vật chất chứa nó, truyền tải nó.

Quan hệ ngang giá là tiêu chí và cũng là nguyên tắc trong việc xác định mức thù lao trả cho tác giả hoặc bồi thường thiệt hại do tác phẩm, quyền tác giả bị xâm phạm không thể tính toán như đối với các loại tài sản là vật chất khác. Lợi ích tài sản của tác giả tác phẩm luôn được xác định ở trạng thái tương đối cho nên không phản ánh đúng với giá trị xã hội, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ của nội dung tác phẩm hoặc giá trị kinh tế được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn những giá trị thực tế mà tác phẩm đó mang đến cho đời sống tinh thần của con người không thể quy đổi được bằng tiền.

Qua cách đặt vấn đề và những phân tích ở trên, chúng tôi nhận định rằng quyền tài sản của tác giả phát sinh đồng thời với quyền nhân thân của người đó vào thời điểm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được tác giả trực tiếp sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã được công bố hoặc chưa được công bố, đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký bảo hộ. Pháp luật Việt Nam quy định về quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra.

Quyền tác giả được đặt trong các quan hệ pháp luật khác do tác giả là chủ thể của các quan hệ đó và do quan hệ đó chi phối theo quy định của pháp luật. Theo đó tác giả được phân loại theo các quan hệ pháp luật gồm tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Việc phân loại tác giả như vậy là cơ sở để quyền tác giả được bảo hộ đầy đủ nhất hoặc quyền tác giả bị hạn chế trong từng quan hệ cụ thể, liên quan đến việc sử dụng tác phẩm.

->>>> Tham khảo thêm : Tác giả là gì ?

->>>> Tham khảo thêm : Tác phẩm là gì ?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi