Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4288 Lượt xem

Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức là những người làm trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Vì vậy, đội ngũ này cần phải có những quy tắc về ứng xử, trang phục cho phù hợp.

Chính quyền và nhân dân giao tiếp với nhau thường thông qua các thủ tục hành chính, cụ thể là qua những cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan này. Chính vì thế, hình ảnh và cách ứng xử củ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trước người dân là rất quan trọng. Và hiện nay, Bộ Nội vụ có ban hành bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức.

Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức ra đời nhằm mục đích gì?

Hiện nay, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được ban hành kém theo Quyết định số 2816/QĐ-BNV năm 2017. Theo đó, bộ quy tắc này sẽ áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ. Quy tắc ứng xử ra đời nhằm:

– Quy tắc ứng xử bảo đảm cho sự liêm chính, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

– Thực hiện đúng theo quy tắc ứng xử nhằm thực hiện công khai các nhiệm vụ, công việc và quan hệ xã hội; nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng;

– Được sử dụng làm căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi có vi phạm về ứng xử trong thi hành công vụ và quan hệ xã hội, cũng như là căn cứ để nhân dân giám sát việc cán bộ, công chức, viên chức chấp hành quy định.

>>>>>> Tham khảo: Viên chức là gì? Công chức là gì?

Nội dung quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức

Thứ nhất: Quy tắc về trang phục, tác phong

Cán bộ, công chức, viên chức khi làm công việc, thực hiện công vụ trong và ngoài công sở cần phải tuân theo các quy định sau:

– Sử dụng trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng;

– Tư thế, tác phong nghiêm túc, khiêm tốn, niềm nở, tôn trọng đối phương khi giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc;

– Phải đeo thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định;

– Không gây mất trật tự, không làm việc riêng trong giờ làm việc;

– Không hút thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn trong giờ làm việc;

– Không sử dụng các thiết bị giải trí trong giờ làm việc;

– Nơi làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng, không được lưu trữ, bày trí những tranh ảnh, tài liệu đồi trụy, chống nhà nước.

Thứ hai: Ứng xử trong thực thi công vụ

– Thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

– Trong khi trao đổi công việc trực tiếp, qua văn bản hoặc các phương tiện thông tin khác phải đảm bảo nội dung công việc đúng theo nhu cầu của công dân và tổ chức;

– Có trách nhiệm hướng dẫn cho tổ chức, công dân quy trình thực hiện giải quyết thủ tục đảm bảo yêu cầu của công dân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đúng thời gian (nếu thời gian bị kéo dài phải giải trình công khai cho tổ chức, cá nhân nắm rõ lý do);

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Bên cạnh đó, bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức còn quy định về những hành vi không được làm:

– Mạo danh cá nhân để giải quyết công việc, sử dụng danh nghĩa tổ chức để thực hiện giải quyết công việc cá nhân;

– Những hành vi, thái độ tham nhũng, hạch sách, quan liêu;

– Từ chối các yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách nhiệm vụ được giao;

– Làm hư hỏng, mất, sai lệch hồ sơ của tổ chức, công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết;

– Làm lộ bí mất nhà nước, bí mật công tác, cung cấp thông tin nội dung đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định;

– Công chức, viên chức làm việc ở lĩnh vực thanh tra và các hoạt động nghề nghiệp khác phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp;

– Các nội dung khác theo quy định của pháp luật công chức, viên chức, phòng chống tham nhũng…

Thứ ba: Ứng xử của cán bộ, công chức, viên tại những nơi công cộng

– Đảm bảo chấp hành nghiệm chỉnh những quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt tại nơi công cộng;

– Thể hiện được nét văn minh, lịch sự trong trang phục, trong giao tiếp, ứng xử để không làm người dân khó chịu;

– Khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật phải nhanh chóng, kịp thời báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

– Không được có những hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để góp phần bảo đảm sự văn minh đô thị và tiến bộ xã hội;

– Không được có những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội khác; không được tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Ngoài những quy tắc trên, theo quyết định 2816/QĐ-BNV còn quy định về những quy tắc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức như: ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp; ứng xử với người dân nơi cư trú và quy tắc ứng xử trong gia đình. Quý vị muốn tim hiểu sâu có thể tham khảo Quyết định 2816/QĐ-BNV để nắm rõ hơn về bộ quy tắc ứng xử này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hoàng Phi về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức, cảm ơn Quý độc giả đã theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi