Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4129 Lượt xem

Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng?

Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

Theo nội dung quy luật giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Câu hỏi: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng?

A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa

B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án B. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng

Nội dung của quy luật giá trị: “Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.”. Hiểu đơn giản khi hai hàng hóa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất

Quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.

Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Như vậy quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. Điều này giúp cho hoạt động sản xuất hàng hóa được tiếp diễn và duy trì một cách bền vững bền vững.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án A: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa là chưa đủ bởi vì chi phí là một phần của sức hao phí lao động xã hội cần thiết. Ngoài chi phí còn có nhiều yếu tố khác tạo nên giá trị hàng hóa được sản xuất ra.

+ Phương án C: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất là hoàn toàn sai, bởi vì số lượng hàng hóa không thể phản ánh đúng giá trị hàng hóa

+ Phương án D: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa là hoàn toàn sai bởi giá trị hàng hóa được tạo ra từ nhiều yếu tố và tạo ra trong thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào năng suất lao động, không phải là thời gian tạo ta hàng hóa.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án B. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

Đánh giá bài viết:
4/5 - (184 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?

Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân...

Người chết có được xóa nợ ngân hàng không?

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận...

Mẹ vay tiền con có phải trả không?

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...

Quy trình bầu ban quản trị nhà chung cư?

Ban quản trị nhà chung cư là đại diện của các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này quản lý, sử dụng nhà chung...

Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi