Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Quy định về Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 794 Lượt xem

Quy định về Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Gây thiệt hại khi thi hành mệnh lệnh của cấp trên có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Điều 26 Bộ luật hình sự quy định về Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên như sau:

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này. 

Bình luận về Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên theo Bộ luật hình sự

Về nguyên tắc, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vị đã thực hiện dù việc thực hiện đó là do mệnh lệnh của cấp trên. Nguyên tắc này xuất phát từ chỗ cho rằng con người là chủ thể hoạt động có tính chủ động và tính độc lập tương đối mà không phải là “công cụ thụ động của cấp trên.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt động vũ trang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, việc phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh là nguyên tắc hoạt động thì vấn đề có thể khác đi. Do vậy, BLHS năm 2015 được bổ sung căn cứ hợp pháp thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên”. 

1. Đoạn 1 của điều luật xác định, người gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại của mình khi thoả mãn các điều kiện sau: 

– Thi hành mệnh lệnh mà trong đó hành vi gây thiệt hại xảy ra phải là thi hành mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân; 

– Nhiệm vụ được thực hiện theo mệnh lệnh phải là các nhiệm vụ về quốc phòng hoặc an ninh. Điều này được đặt ra vì lực lượng vũ trang nhân dân có những nhiệm vụ khác không phải về quốc phòng, an ninh; 

– Người ra mệnh lệnh phải là người chỉ huy hoặc cấp trên của người thi hành mệnh lệnh; và 

– Người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người này vẫn yêu cầu họ phải thực hiện mệnh lệnh. 

2. Đoạn 2 của điều luật xác định, căn cứ hợp pháp trên đây không có giá trị đối với các trường hợp mà hành vi được thực hiện theo mệnh lệnh cấu thành tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421 BLHS); tội chống loài người (Điều 422 BLHS) và tội phạm chiến tranh (Điều 423 BLHS).

Đây là các hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm thuộc các tội ác quốc tế nên ai cũng có thể nhận biết rõ ràng là tội phạm mà không thể có căn cứ nào có thể cho phép thực hiện. Do vậy, đoạn 2 của điều luật xác định căn cứ hợp pháp được quy định tại đoạn 1 không được áp dụng cho các trường hợp mà hành vi gây thiệt hại cấu thành các tội phạm quốc tế này.

Như vậy, người phạm các tội phạm quốc tế này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù họ thực hiện theo mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên. Tuy nhiên, theo khoản 2 của các điều luật được nêu trên, người phạm tội được hưởng các khung hình phạt giảm nhẹ. 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người?

Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn...

Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Điều động người không đủ điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm hoặc là chủ sở hữu, người quản lý phương tiện giao thông đường bộ đã giao nhiệm vụ cho người không có giấy phép lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác theo qui định của Luật giao thông đường bộ điều khiển phương tiện giao thông đường...

Giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi thì phạm tội gì và bị xử phạt như thế nào?

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục...

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật hình sự

Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được hiểu là trường hợp nam, nữ đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc tuy chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sông như vỢ chồng với ngươi mà mình biết rõ là đang có chồng, có...

Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

Cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn đe dọa sẽ xâm phạm đến tính mạng, tài sản… nhằm uy hiếp tinh thần của người làm chứng, ngưòi bị hại, ngưòi giám định, người phiên dịch để buộc người làm chứng, người bị hại khai không đúng sự thật hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết...

Xem thêm