Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Quy định về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1619 Lượt xem

Quy định về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang như thế nào?

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất. 

Các quy định về quản lý và sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là một bộ phận của đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích chôn cất, hỏa táng người chết. Để sử dụng loại đất này tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm vệ sinh môi trường, Luật đất đai năm 2013 quy định:

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất. 

UBND cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lí việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Các quy định về quản lý và sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

Đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng gồm những diện tích đất thuộc vùng lãnh hải, nội thuỷ, sông, đầm, hồ lớn không thuộc sản xuất nông nghiệp bao gồm: 

– Hồ chứa nước thuỷ lợi, sông, đầm, hồ tự nhiên nằm trong hệ thống thuỷ lợi của từng vùng, từng địa phương; 

– Hồ chứa nước thuỷ điện; 

– Ao, hồ, đầm nằm trong các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Đầm, hồ thuộc hệ thống tiêu nước thải của thành phố, khu công nghiệp; 

– Đất có mặt nước được quy hoạch để sử dụng vào các mục đích chuyên dùng khác. 

– Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sống, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây: 

– Nhà nước giao cho tổ chức để quản lí kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thuỷ sản; 

– Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thuỷ sản; 

– Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. 

Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định;

Phải tuân theo quy định về kĩ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường, không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thuỷ. 

Khái niệm đất sử dụng cho hoạt động khoán sản

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là loại đất được sử dụng chủ yếu vào các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản.

Vậy hiểu như thế nào là hoạt động tìm kiếm, khai thác khoáng sản? Theo Luật khoáng sản năm 2010 thì: 

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. 

Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. 

Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. 

Từ khái niệm trên có thể hiểu đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là đất được giao, cho thuê đối với tổ chức, cá nhân thực hiện việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy định của Luật đất đai và Luật khoáng sản. 

Các quy định về quản lý và sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.

Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuế đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản. 

Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 Luật đất đai năm 2013. 

Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây: 

– Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ; 

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh. 

– Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong hợp đồng thuê đất; 

– Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi