Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Quy định về quản lí địa giới đất đai như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 796 Lượt xem

Quy định về quản lí địa giới đất đai như thế nào?

Qua thực tế thấy được rằng để quản lý đất đai có hiệu quả thì việc xác lập hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính là rất cần thiết.

Các quy định về quản lí địa giới 

Đất đai là bề mặt bao trùm toàn bộ chủ quyền quốc gia trên đất liền và các hải đảo. Vì vậy, quản lí địa giới hành chính nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai.

Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ số 119/CP ngày 16/9/1994 ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp, Luật đất đai năm 2013 đã luật hoá trách nhiệm của Chính phủ, Bộ nội vụ, Bộ tài nguyên và môi trường, UBND các cấp trong việc xác định địa giới hành chính các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Cụ thể, Điều 29 Luật đất đai năm 2013 quy định: 

“1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lí mốc giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. 

Bộ tài nguyên và môi trường quy định về kĩ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. 

2. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương”. 

Như vậy, để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, việc xác định trách nhiệm nói trên của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng, không những thực hiện đầy đủ chức năng đối ngoại trong việc xác định biên giới với các nước trong khu vực mà đồng thời giảm thiểu những tranh chấp về QSDĐ liên quan đến địa giới hành chính nhà nước.

Điều đó giải thích tại sao Nhà nước rất nỗ lực trong việc xác định biên giới trên bộ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia thông qua nhiều hiệp định quan trọng về phân định và cắm mốc địa giới giữa Việt Nam và các nước liên quan. 

Bên cạnh đó, một số tỉnh có những vướng mắc về địa giới cần quan tâm giải quyết, ví dụ như các tồn tại về ranh giới đất đai giữa tỉnh Bình Thuận với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chồng lấn về phía Bình Thuận hơn 2500 ha nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Mặt khác, hiện nay có những xã quá rộng cần chia tách như xã Tân Minh diện tích khoảng 23.242 ha, xã Tân Thắng huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận với diện tích khoảng 22.289 ha rộng gần bằng 1/3 tỉnh Bắc Ninh. 

Qua những thực tế nêu trên, để quản lý đất đai có hiệu quả thì việc xác lập hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính là rất cần thiết.

Các công việc đó có sự phân công, phân cấp rõ về trách nhiệm của từng bộ, ngành và các cấp chính quyền để các địa phương chủ động quản lí địa giới, phòng ngừa vi phạm trong quản lí địa giới. 

Điều tra cơ bản về đất đai 

Để đánh giá đúng số lượng, chất lượng đất phải thông qua việc điều tra các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến đất đai như: điều tra, khảo sát và phân hạng đất đai.

Trong đó, công tác điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích hàm lượng thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, vi lượng có trong đất, xác định những yếu tố thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng đất đai là biện pháp chủ yếu để nắm chất lượng đất, từ đó, phân hạng đất cho từng mục đích sử dụng (trồng trọt, xây dựng) của từng lô, khoảnh, khu đất nhất định. 

– Đây là việc làm rất quan trọng vì nó tạo cơ sở ban đầu (công tác điều tra cơ bản về đất) phục vụ việc quản lý đất đai trên hai phương diện: Lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác định giá đất. 

– Số liệu diện tích, chất lượng đất chính xác thì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới bảo đảm tính khả thi. 

Số lượng diện tích đất và việc xác định những yếu tố thuận lợi cho trồng trọt, xây dựng chính xác là một trong những điều kiện quyết định hình thành giá đất sát với thực tế. 

Khác với các tư liệu sản xuất khác, đất đai có vị trí cố định, cho nên các số liệu của nó xuất xứ từ một vị trí không gian cố định, vị trí không gian này được thể hiện trên bản đồ (trước hết là bản đồ địa chính và để thuyết minh cho bản đồ địa chính phải có sổ địa chính kèm theo).

Vì vậy, một tài liệu địa chính hoàn chỉnh bao giờ cũng bao gồm ba phần: Số liệu, bản đồ và thuyết minh kèm theo. 

Điều 30 Luật đất đai năm 2013 quy định giao cho Bộ tài nguyên và môi trường chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trong phạm vi cả nước, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình.

Cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành có trách nhiệm ban hành các quy trình, quy phạm kĩ thuật xây dựng bản đồ địa chính.

Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và bản gốc được lưu giữ tại cơ quan quản lí đất đại tỉnh, huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn. Bản sao hoàn toàn có giá trị như bản gốc. 

Cùng với bản đồ địa chính là thành phần cơ bản trong hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai thì các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc nắm chắc tình hình đất đai thông qua những cuộc tổng kiểm kê đất đai của Nhà nước.

Như vậy, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất hợp thành hệ thống các bản đồ chuyên ngành giúp cho Nhà nước năm được tình hình hiện trạng sử dụng đất trong từng thời kì nhất định, vừa phục vụ cho các cuộc tổng kiểm kê đất đai năm năm một lần để điều chỉnh những biến động về đất đai theo hướng có lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nhà nước giao cho Bộ tài nguyên và môi trường cũng như UBND các cấp tổ chức, chỉ đạo và thực hiện việc lập các loại bản đồ, việc kiểm kê đất đai và kiểm tra việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về quản lí địa giới và xây dựng hệ thống bản đồ. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi