Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 679 Lượt xem

Quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vị có thể là trường hợp bị người khác tiêm chất kích thích mạnh vào cơ thể mà không biết hoặc không thể chống cự được.

Quy định của BLHS về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác 

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác 

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Bình luận quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Điều luật xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi gây thiệt hại được BLHS quy định trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác

Theo điều luật, trường hợp này có 3 dấu hiệu sau: 

– Chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại mà hành vi này có dấu hiệu của tội phạm như hành vi gây thương tích cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên; 

– Chủ thể thực hiện hành vi này trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, và 

– Tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là do dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác. 

Trong các dấu hiệu trên, cần chú ý dấu hiệu thứ hai và dấu hiệu thứ ba. Trong đó, dấu hiệu thứ hai được hiểu gồm các trường hợp:

Chủ thể mất khả năng nhận thức và do vậy cũng mất khả năng điều khiển hành vi hoặc chủ thể còn khả năng nhận thức nhưng mất khả năng điều khiển hành vi.

Ở dấu hiệu thứ ba, điều luật không trực tiếp xác định chủ thể phải có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nhưng phải hiểu như vậy vì điều luật đã sử dụng từ “dùng”. 

Khi thỏa mãn cả 3 dấu hiệu trên, chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, có nhiều cách giải thích cho quy định này, trong đó có cách giải thích cho rằng, người trong tình trạng như vậy vẫn bị coi là có năng lực trách nhiệm hình sự vì họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác,

Và đã tự tước bỏ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.

Họ là người có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và do vậy bị coi là có lỗi đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện trong tình trạng như vậy.

Với cách giải thích này, cần chú ý, người không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do (dùng) rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được thừa nhận là người không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện trong tình trạng đó.

Người không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vị có thể là trường hợp bị người khác tiêm chất kích thích mạnh vào cơ thể mà không biết hoặc không thể chống cự được.

Một trường hợp đặc biệt cũng được coi là trường hợp không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là trường hợp say rượu bệnh lý. Đây là trường hợp “… Rối loạn ý thức phát triển đột ngột, không phụ thuộc vào lượng rượu đã uống…”

Cách giải thích khác cho rằng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là “… quy tội khách quan…”

So sánh trường hợp này với trường hợp được quy định tại Điều 21 BLHS (tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự) có thể thấy hai trường hợp này có điểm giống và khác nhau.

Ở cả hai trường hợp, chủ thể đều không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội khi thực hiện hành vi bị coi là tội phạm.

Tuy nhiên, nguyên nhân của việc không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội ở hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau. Một trường hợp có nguyên nhân khách quan (mắc bệnh) và một trường hợp có nguyên nhân chủ quan (dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác).

Điều luật chỉ xác định, người trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển “… vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” mà không nói rõ mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự so với trường hợp bình thường.

Tuy nhiên, cần phải hiểu, trong những trường hợp nhất định, họ phải chịu trách nhiệm hình sự tăng nặng so với trường hợp bình thường.

Đó là trường hợp lạm dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như là “phương tiện” để phạm tội hoặc là trường hợp đã dùng nó ngay trước hoặc trong khi thực hiện công việc có tính chất đặc biệt đòi hỏi sự tỉnh táo tuyệt đối vì liên quan đến an toàn chung như công việc điều khiển các loại phương tiện giao thông. 

So với BLHS năm 1999, nội dung điều luật này tuy không có sự thay đổi nhưng được thể hiện rõ ràng hơn qua việc mô tả tình trạng của người dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thay vì chỉ dùng khái niệm “tình trạng say” là khái niệm chưa rõ ràng mà trước đây BLHS năm 1999 đã sử dụng.

Tên của điều luật có sự thay đổi nhưng chưa theo chiều hướng tích cực”. Tên mới này chưa phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

Đây là trường hợp gây thiệt hại trong tình trạng “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển …” do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác chứ không phải là trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.

Khi đã là “phạm tội” thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự chứ không phải “vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Hơn nữa, khi nói phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác có thể hiểu, đây là trường hợp say rượu nhưng chưa mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. 

Theo đó, tên chính xác của điều luật nên là “Gây thiệt hại trong tình trạng say”. Trong điều luật, sau nội dung giải thích tình trạng say cần khẳng định, gây thiệt hại trong tình trạng say vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thiệt hại được quy định trong BLHS.

Tác giả cho rằng, điều luật này có thể được mô tả: Người gây thiệt hại trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây thiệt hại được quy định trong BLHS thì sẽ chính xác hơn.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác của Công ty Luật Hoàng Phi? Mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi