Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1707 Lượt xem

Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền?

Xe xin vượt trên đường giao nhau chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Hiện nay, tỉ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam ở con số báo động mà nguyên nhân chính là do không tuân thủ chặt chẽ pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.

Do vậy, người tham gia giao thông cần tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật nhằm bảo vệ cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông. Trong đó, vượt xe là một nội dung quan trọng, cần hiểu rõ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vượt xe, mời quý Khách hàng đến với bài viết Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền? của công ty Luật Hoàng Phi.

Vượt xe như thế nào là đúng quy định?

Vượt xe là hành vi của người điểu khiển phương tiện tham gia giao thông lên trước các xe đang lưu thông phía trước.

Theo quy định tại điều 14, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi vượt xe cần tuân thủ các quy định sau đây:

– Phải báo hiệu cho xe đi trước: Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

– Cần đáp ứng các điều kiện sau: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

– Khi vượt xe cần đảm bảo an toàn

+  Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

+  Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

(1) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

(2) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

(3) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Các trường hợp vượt xe không đúng quy định nêu trên được coi là vượt xe trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.

Các trường hợp không được vượt xe

Theo quy định hiện hành, khi tham giao thông không được vượt xe trong các trường hợp sau:

– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008. Các trường hợp dưới đây được coi là không bảo đảm các điều kiện quy định:

+ Có chướng ngại vật phía trước

+ Có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt

+ Xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác và chưa tránh về bên phải.

– Trên cầu hẹp có một làn xe;

– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Các trường hợp pháp luật quy định không được vượt do khó khăn về địa hình, tầm nhìn hạn chế, chướng ngại vật,… Nếu cố tình vượt xe trong các trường hợp này sẽ không đảm bảo an toàn và có khả năng lớn xảy ra tai nạn. Trong đó, trường hợp vượt xe nơi đường giao nhau là một lỗi thường xảy ra do sự nhận thức pháp luật chưa đầy đủ hoặc do chủ quan. Vậy, vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền, mời Khách hàng theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền

Nơi đường giao nhau được hiểu là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. Đây là một vị trí có nhiều phương tiện giao thông đi lại từ nhiều hướng khác nhau, do vậy vượt xe ở đường giao nhau rất nguy hiểm. Nhằm khắc phục tình trạng này, cơ quan có thẩm quyền đã quy định các chế tài chặt chẽ đối với người vi phạm.

Như đã nói ở trên, vượt xe nơi đường giao nhau là vượt xe trong trường hợp không được vượt. Để hiểu rõ vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền mời quý bạn đọc theo dõi bảng sau:

– Phạm lỗi vượt xe trên đường giao nhau nhưng không gây tai nạn:

Đối tượngCơ sở pháp lýHình phạt chínhHình phạt bổ sung
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tôĐiểm d, khoản 5, điều 5 nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồngTước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máyĐiểm c, khoản 4, điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng

– Phạm lỗi vượt xe trên đường giao nhau và gây tai nạn:

Đối tượngCơ sở pháp lýHình phạt chínhHình phạt bổ sung
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tôĐiểm a, khoản 7, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắtPhạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồngbị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máyĐiểm b, khoản 7, điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắtPhạt tiền từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồngbị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Qua bài viết Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu tiền, ta thấy hành vi này vô cùng nguy hiểm và trái các quy định của pháp luật. Do đó để bảo vệ an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi