Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về tuổi nghỉ hưu?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7182 Lượt xem

Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về tuổi nghỉ hưu?

Độ tuổi nghỉ hưu khác nhau của những nhóm người lao động này được xác định không chỉ dựa trên cơ sở sinh học, mức suy giảm khả năng lao động, điều kiện lao động, tính chất công việc như trước đây

Ngoài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, độ tuổi cũng là một trong những căn cứ để xác định việc một cá nhân đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hay chưa. Tuổi về hưu được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên không ít người bị nhầm lẫn, không hiểu đúng về nội dung này. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ thông tin về Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về tuổi nghỉ hưu, mong rằng Quý độc giả sẽ tìm được những thông tin hữu ích qua nội dung bài viết.

1. Khái niệm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 187 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

– Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

– Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về tuổi nghỉ hưu?

2. Bình luận và phân tích quy định về tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Điều 187 quy định về tuổi nghỉ hưu khác nhau cho ba nhóm người lao động: nhóm người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình mang tính đại trà, nhóm người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và nhóm người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn. Độ tuổi nghỉ hưu khác nhau của những nhóm người lao động này được xác định không chỉ dựa trên cơ sở sinh học, mức suy giảm khả năng lao động, điều kiện lao động, tính chất công việc như trước đây, mà Điều 187 còn bổ sung thêm điều kiện về trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác của người lao động. Do các đối tượng người lao động được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn hoặc ở tuổi cao hơn không mang tính đại trà, phổ biến, nên khoản 4 của Điều luật quy định Chính phủ sẽ hướng dẫn cụ thể trong các nghị định.

–  Đối với nhóm người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình mang tính đại trà: Khoản 1 Điều luật quy định cùng với điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên) thì người lao động được hưởng lương hưu khi lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi. 

Độ tuổi nghỉ hưu này được pháp luật lao động, ngay từ khi ra đời đến nay, đã xác định và làm căn cứ để người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu hằng tháng. Do được kiểm nghiệm trên thực tế, áp dụng trong khoảng thời gian lâu dài, nên quy định này không chỉ phù hợp với sức khỏe, sự lão hóa, khả năng lao động của người lao động Việt Nam, mà còn phù hợp với nhu cầu của người lao động cũng như bảo đảm nguồn quỹ tài chính ổn định đủ khả năng chi trả. Trong quá trình lập pháp, tuy có nhiều ý kiến về độ tuổi khác nhau giữa lao động nam và lao động nữ, song dựa trên nhiều cơ sở khoa học như đã nêu, với độ tuổi xác định trong điều luật này là hợp lý.

–  Đối với nhóm người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn: Độ tuổi thấp hơn được xác định so với độ tuổi được quy định ở khoản 1 nêu trên, theo đó, người lao động được nghỉ hưu sớm hơn so với trường hợp trên từ 5 đến 10 năm tuổi đời, cá biệt có trường hợp không phụ thuộc vào tuổi đời, song phải bảo đảm các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, mức suy giảm khả năng lao động và tính chất công việc. Nhóm này gồm các đối tượng:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động. Mốc xác định khả năng lao động bị suy giảm để được hưởng lương hưu ở tuổi thấp hơn theo quy định của pháp Luật Bảo hiểm xã hội là 61% trở lên. Vì vì với mức suy giảm khả năng lao động này, người lao động khó khăn trong thực hiện việc làm theo yêu cầu chung. Với thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên cùng với điều kiện làm việc bình thường, thì người lao động trong trường hợp đó được nghỉ hưởng lương hưu thấp hơn độ tuổi trung bình tối đa tới 10 năm tuổi đời. Trường hợp người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có mức suy giảm khả năng lao động này trở lên và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên thì không phụ thuộc tuổi đời;

– Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20
Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, riêng đối tượng nữ cán bộ xã, phường, thị trấn thì chỉ cần đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội 1 năm trở lên thì được nghỉ hưu sớm hơn trường hợp trung bình tới 10 năm tuổi đời;

– Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định, có thời gian làm công việc hoặc làm việc ở các vùng trên từ đủ 15 năm trở lên, thì được nghỉ hưu sớm 5 năm so với trường hợp trung bình. Ngoài ra, người lao động thuộc lực lượng vũ trang, do đặc trưng công việc và nhằm ưu đãi đối với lực lượng lao động đặc biệt này, pháp luật quy định họ cũng được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn 5 năm so với trường hợp bình thường trong lĩnh vực dân sự (trừ trường hợp có quy định khác).

Như vậy, khoản 2 điều luật này quy định một số trường hợp người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn so với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều luật là hợp lý, có tính khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể cũng như khả năng lao động của người lao động. Đồng thời, quy định đó cũng nhằm thu hút và phân bổ lực lượng lao động trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước.

–  Đối với nhóm người lao động nghỉ hưu ở tuổi cao hơn: Đây là quy định mới được bổ sung trong BLLĐ năm 2012, nhằm tận dụng kinh nghiệm của người lao động trong một số trường hợp, giảm gánh nặng chi trả trợ cấp của quỹ bảo hiểm xã hội và phù hợp với thực tế sử dụng lao động ở Việt Nam, đồng thời thể hiện sự thống nhất với các ngành luật khác và phù hợp với quy định của pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhóm người nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi trung bình bao gồm: Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như giảng viên trong các trường đại học có trình độ tiến sĩ, hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư; thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cán bộ, công chức nữ giữ một số chức vụ, chức danh quản lý. Theo đó, tùy từng đối tượng tương ứng với trình độ chuyên môn, chức danh, chức vụ đảm nhiệm của người lao động mà thời gian kéo dài tuổi nghỉ hưu từ 5 năm đến 10 năm.

Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về tuổi nghỉ hưu?

Việc cụ thể hoá quy định này đã được thể hiện trong Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học và Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/05/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức. Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, thì kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ đủ tuổi nghỉ hưu là không quá 5 năm, đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm. Đối với các đối tượng là cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh (Ví dụ: Phó Trưởng ban các Ban Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm chuyên trách các ủy ban của Quốc hội…), thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi.

–  Đối với những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Có được nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động không?

Kính gửi công ty Luật Hoàng Phi, tôi là Nguyễn Minh Anh, tôi có vấn đề xin được Luật sư công ty tư vấn như sau:

Bố tôi là Nguyễn Minh Thành, là nhân viên công ty vận tải Minh Tiến, năm 2017 bố tôi 53 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Đầu năm 2017 bố tôi có bị tai nạn trong quá trình làm việc và qua thẩm định thì được xác định là  bị suy giảm 61% khả năng lao động. Vậy với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động 61%, bố tôi có được nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2017 hay không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Có được nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Đồng thời, tại Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định trên như sau:

“Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:

Năm nghỉ hưởng lương hưuĐiều kin về tui đời đi với namĐiều kin về tui đời đi với nữ
2016Đủ 51 tuổiĐủ 46 tuổi
2017Đủ 52 tuổiĐủ 47 tuổi
2018Đủ 53 tuổiĐủ 48 tuổi
2020Đủ 54 tuổiĐủ 49 tuổi
Từ 2020 trở điĐủ 55 tuổiĐủ 50 tuổi

2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Như vậy từ những quy định trên có thể thấy với trường hợp người lao động bị suy giảm 61% khả năng lao động sẽ được nghỉ hưu trước tuổi nếu đảm bảo có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ 52 tuổi (vào năm 2017). Do vậy, xét trên những thông tin bạn đưa ra đó là bố bạn có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và năm 2017 bố bạn 53 tuổi nên sẽ được nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm 61% khả năng lao động.

Mức hưởng lương hưu hằng tháng như sau: mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

15 năm = 45%

5 năm tiếp theo: 5 x 2% = 10%

Tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi: 7 x 2% = 14%

Như vậy tỷ lệ hưởng lương trước tuổi của bố bạn là: (45% + 10%) – 14% = 41% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi