Quy định của bộ luật hình sự mới nhất về tội cho vay lãi nặng
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị coi là phạm tội cho vay lãi nặng
Câu hỏi:
Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư tư vấn giúp: Khi nào một người bị coi là phạm tộị cho vay lãi nặng? Nếu phạm tội thì họ bị xử lý như thế nào?”
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tội cho vay nặng lãi
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị coi là phạm tội cho vay lãi nặng. Với tội này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
Câu hỏi:
Hiện nay, tôi có một số tiền kha khá, muốn kinh doanh cho vay tiền lấy lãi. Tôi được biết, đối với lĩnh vực này, pháp luật về hình sự có quy định một tội là tội cho vay nặng lãi. Vậy xin cho tôi hỏi, tôi có thể cho vay với lãi suất bao nhiêu thì không phạm vào tội này. Nếu vi phạm thì mức xử phạt cụ thể như thế nào.
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn Luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Trước hết, phải hiểu thế nào là vay nặng lãi. Theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mức lãi suất trong hoạt động cho vay. Theo đó, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, nếu lãi suất vượt quá mức 20%/ năm thì sẽ được coi là cho vay nặng lãi. Pháp luật cũng quy định trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực đồng nghĩa với việc bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật là 20%/năm.
Đối với hành vi cho vay nặng lãi, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì không phải trong mọi trường hợp việc cho vay nặng lãi đều bị xử lý về hình sự. Hành vi này chỉ trở thành tội phạm khi thỏa mãn:
– Lãi suất vay gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (20%/năm).
– Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này. Chưa xóa án tích mà còn vi phạm.
Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định mức hình phạt cụ thể như sau tùy vào mức độ và tính chất của hành vi cho vay nặng lãi:
– Khung 1 (khoản 1) phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Khung 2 (khoản 2) đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thu hồi đất là biện pháp pháp lí quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại...
Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Nhà hàng xóm đốn cây vải đổ vào hàng rào nhà tôi khiến hư hỏng nặng. Vậy tôi có thể đòi nhà hàng xóm bồi thường thiệt hại không? Xin luật sư tư vấn...
Mã ngành nghề kinh doanh cây cảnh là mã nào?
Mã ngành nghề kinh doanh cây cảnh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg về hệ thống ngành kinh tế Việt...
Hack facebook của người khác phạm tội gì?
Tài khoản facebook là tài khoản mạng xã hội của một cá nhân, việc sử dụng tài khoản facebook cũng cần được bảo đảm bí mật riêng...
Điều trị tai nạn lao động quá lâu có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Tôi hiện đang nằm viện được 5 tháng do tai nạn lao động, tôi lo sợ công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi hay...
Xem thêm