Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6941 Lượt xem

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội?

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi để có câu trả lời.

Hà Nội là thủ đô của cả nước với nhiều công trình kiến trúc cổ cũng như dân cư tập trung đông đúc. Ở Hà Nội là nơi “đất chật người đông” nên khi xây nhà các gia đình thường xây cao để tận dụng không gian. Tuy nhiên các công trình xây dựng có quy định xây dựng riêng.

Vậy quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi để có câu trả lời.

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội

Hiện nay quy định chiều cao xây dựng nhà ở được trích xuất từ QCVN 01:2019/BXD do Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư năm 2018. Mọi nhà ở riêng lẻ khi xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo đều phải được cấp giấy phép xây dựng, trừ những đối tượng được miễn phí xây dựng.

Đối với quy định chiều cao nhà ở liền kề thì hiện nay theo Tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở liền kề -tiêu chuẩn thiết kế quy định về chiều sao tại Hà Nội căn cứ vào quy định tại mục 5 tiều mục 5.5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012  thì yêu cầu về chiều cao như sau:

“5.5. Yêu cầu về chiều cao

5.5.1. Trong mọi trường hợp nhà ở liên kế không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6 m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng.

5.5.2.  Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể phần giàn hoa hoặc kiến trúc trang trí). Trong một dãy nhà liên kế nếu cho phép có độ cao khác nhau thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dãy. Độ cao tầng 1 (tầng trệt) phải đồng nhất. Đối với nhà liên kế có sân vườn, chiều cao không lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.

5.5.3. Các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m, chiều cao nhà ở liên kế được hạn chế theo góc vát 450 (chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường). Trường hợp các tuyến đường, phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12 m, chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 (không lớn hơn chiều rộng đường). Đối với các khu vực có đường nội bộ bên trong, chiều cao của nhà liên kế không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300 (không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường).

5.5.4. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế theo quy định sau:

–  Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);

–   Lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);

–   Lô đất có diện tích trên 50 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).

5.5.5. Trong trường hợp dãy nhà liên kế có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.

CHÚ THÍCH:

1) Trong dãy nhà liên kế mặt phố cần có khoảng lùi thống nhất cho toàn đoạn phố. Trong trường hợp các khoảng lùi hiện hữu không thống nhất, khoảng lùi chung được xác định bằng trị số trung bình của các khoảng lùi hiện hữu, làm tròn đến 0,5 m.

2) Không được xây dựng, lắp đặt thêm các vật thể kiến trúc khác cao hơn chiều cao cho phép của công trình.

5.5.6. Chiều cao thông thuỷ của tầng một (tầng trệt) không nhỏ hơn 3,6 m.

Đối với nhà có tầng lửng thì chiều cao tầng một không nhỏ hơn 2,7 m.

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ ở Hà Nôi

Đối với chiều cao xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ ở Hà Nôi được quy định như sau:

 – Quy định chiều cao xây dựng nhà ở trung bình 1 tầng là 3m từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.

 – Chiều cao giữa các tầng nhà từ tầng 2 trở lên tối đa là 3.4m.

– Độ cao sàn tối đa là 3.5m, tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới.

– Độ cao sàn tối đa 3.8m.

 Mức xử lý vi phạm xây dựng vượt quá chiều cao cho phép

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Cụ thể mức xử phạt như sau:

 “2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

(a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

(b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;

(c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng”.

Hà Nội là thủ đô của cả nước và vấn đề độ cao xây dựng nhà được quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và không gian của đô thị. Có thể thấy các khu dân cư được quy hoạch chặt chẽ. Trường hợp chủ thể xây sai quy định, chiều cao vượt mức cho phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể sẽ bị yêu cầu phá dỡ công trình. Tuy nhiên quy định chiều cao lại phụ thuộc vào nhà xây ra sao.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hà nội. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn 19006557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi