Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quan hệ pháp luật dân sự là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1924 Lượt xem

Quan hệ pháp luật dân sự là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, giải thích về vấn đề: Quan hệ pháp luật dân sự là gì?

Quan hệ pháp luật dân sự là gì?

Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 Bộ luật dân sự quy định: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự”. Như vậy, quan hệ dân sự (nghĩa rộng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự bao gồm 4 nhóm quan hệ cụ thể: quan hệ dân sự (nghĩa hẹp); quan hệ hôn nhân và gia đình; quan hệ kinh doanh, thương mại và quan hệ lao động. 

Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội trong phạm vi nêu trên được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự trước hết cũng là một quan hệ pháp luật nên cũng được nghiên cứu theo 3 yếu tố cấu thành là chủ thể, khách thể và nội dung như đã đề cập trong Chương II. 

Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự trước hết là tài sản, kể cả quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác, ngoài ra còn có thể là những giá trị nhân thân. 

Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự mà các chủ thể được làm và phải làm trong một quan hệ pháp luật cụ thể. Nội dung cụ thể của hai yếu tố khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật dân sự sẽ còn được đề cập cụ thể hơn trong các phần sau của chương này.

– Phần sau đây nghiên cứu yếu tố chủ thể. Tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có nhiều chủ thể như cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và trong một số trường hợp là Nhà nước. 

Cá nhân 

Cá nhân là những con người do tự nhiên, tạo hoá sinh ra và trong những quan hệ pháp luật cụ thể còn được xác định là công dân Việt Nam (người có quốc tịch Việt Nam), người nước ngoài, người không quốc tịch. Mỗi con người – cá nhân – khi tham gia vào quan hệ dân sự thì tư cách chủ thể của nó được xét trên 2 mặt: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. 

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Trong việc chia thừa kế, thai nhi được bảo lưu quyền như đối với những đứa trẻ sinh ra sau khi bố chết (trong vòng 300 ngày), nhưng đã thành thai khi bố còn sống thì vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố, nếu sau khi sinh ra nó còn sống. Một người, nếu bị toà án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết thì năng lực pháp luật dân sự cũng bị chấm dứt như trường hợp người đó chết. 

Phạm vi, mức độ của năng lực pháp luật dân sự đối với cá nhân trong các quan hệ pháp luật cụ thể do Nhà nước quy định, tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của hình thái kinh tế – xã hội mà Nhà nước được xây dựng và tồn tại. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo Bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm: 

Thứ nhất, những quyền nhân thân có hoặc không gắn với tài sản. Đó là những quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các quyền nhân thân được quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ nhất Bộ luật dân sự; quyền nhân thân trong quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Phần thứ sáu Bộ luật dân sự. 

Thứ hai, quyền sở hữu, quyền thừa kế và những quyền khác đối với tài sản. Những nội dung này được quy định trong Phần thứ hai và Phần thứ tư Bộ luật dân sự. 

Thứ ba, quyền tham gia quan hệ dân sự và có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Các quyền này được cụ thể hoá trong chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (Phần thứ ba), quy định về chuyển quyền sử dụng đất (Phần thứ năm) Bộ luật dân sự. 

“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định” (Điều 16 Bộ luật dân sự). Đối với những quyền dân sự cụ thể, bằng các quyết định cá biệt của các cơ quan nhà nước, năng lực pháp luật dân sự của những cá nhân nhất định bị hạn chế trong một thời gian, chẳng hạn khi Toà án áp dụng hình phạt bổ sung cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 

– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự bao gồm khả năng thực hiện hành vi cũng như khả năng chịu trách nhiệm dân sự của một cá nhân. Điều kiện và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân do pháp luật quy định tuỳ thuộc độ tuổi và khả năng nhận thức của một người trong mỗi lĩnh vực pháp luật cụ thể. Trong lĩnh vực dân sự, Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự của một cá nhân bao gồm: Không có năng lực hành vi; năng lực hành vi đầy đủ; năng lực hành vi không đầy đủ, mất năng lực hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Không có năng lực hành vi: Đó là những người chưa đủ 6 tuổi. Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. 

Năng lực hành vi dân sự đầy đủ (có đủ năng lực hành vi dân sự): Người từ đủ 18 tuổi trở lên (người thành niên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ những trường hợp bị toà án tuyên bố bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người có tư cách chủ thể độc lập, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. 

Năng lực hành vi dân sự không đầy đủ quy định đối với những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Những người này chỉ được tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự trong một giới hạn nhất định do pháp luật quy định. Điều 20 Bộ luật dân sự quy định: “Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. 

Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Mất năng lực hành vi dân sự: Người thành niên có thể bị toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Quy định này áp dụng đối với những người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, toà án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong đó, toà án cũng quy định phạm vi đại diện và người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 

Liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người không có năng lực hành vi, năng lực hành vi không đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự là vấn đề giám hộ. “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ” (Điều 58 Bộ luật dân sự). Những nội dung cụ thể của vấn đề giám hộ như người giám hộ, người được giám hộ, điều kiện của cá nhân làm người giám hộ, những người giám hộ đương nhiên, quyền của người giám hộ, giám sát việc giám hộ…được quy định từ Điều 58 đến Điều 73 của Bộ luật dân sự. 

Cá nhân là chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ tài sản, ngoài những quy định trên còn được pháp luật dân sự quy định tham gia vào các quan hệ nhân thân, có những quyền nhân thân như những quyền đối với họ tên, quyền bí mật đời tư, quyền về nơi cư trú v.v… 

Pháp nhân 

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, lúc đầu chỉ là cá nhân. Sau đó, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội thì tham gia vào các quan hệ pháp luật còn có các tổ chức. Một tổ chức là tập hợp của nhiều người cũng có thể trở thành chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật dân sự, khi đó được 

một pháp nhân. Một tổ chức muốn đưc công nhân là một pháp nhân (có tư cách pháp nhân) phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định 

Theo Điều 84 Bộ luật dân sự, một tổ chức được công nhận là một pháp nhân khi có đủ những điều kiện sau đây: 

Thứ nhất, được thành lập hợp pháp. Điều đó có nghĩa là tổ chức đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định trình tự, thủ tục phù hợp với mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. 

 Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tổ chức phải là tập hợp của một tập thể người theo một hình thức tổ chức nhất định phù hợp với chức năng, lĩnh vực hoạt động. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động, cơ cấu các cơ quan lãnh đạo điều hành được thể hiện trong quyết định thành lập, điều lệ hoặc các văn bản pháp luật về mỗi tổ chức cụ thể. 

Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Tổ chức phải có một khối lượng tài sản nhất định và có những quyền và nghĩa vụ độc lập đối với khối tài sản đó. Tài sản có thể thuộc sở hữu của pháp nhân, hoặc là tài sản của nhà nước giao cho pháp nhân quản lý. Pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình và thông thường, trách nhiệm của pháp nhân thuộc loại trách nhiệm hữu hạn. 

Thứ tư, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong hoạt động, pháp nhân phải nhân danh chính mình, phải sử dụng tên gọi của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. 

Pháp nhân được thành lập từ nhiều căn cứ khác nhau như theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể và chấm dứt hoạt động của pháp nhân phải tuân theo những điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định cho từng loại pháp nhân. 

Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động, được pháp luật công nhận và bảo vệ để sử dụng trong giao dịch dân sự. Một pháp nhân, ngoài trụ sở (nơi đặt cơ quan điều hành) có thể còn có địa chỉ liên lạc, văn phòng đại diện và chi nhánh. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. 

Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải có những nội dung chủ yếu cũng do pháp luật quy định trong Điều 88 Bộ luật dân sự. Điều lệ của pháp nhân là văn bản có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong quan hệ giữa các thành viên của pháp nhân với nhau và giữa pháp nhân với Nhà nước. 

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong Điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập. Pháp nhân tham gia các giao dịch dân sự thông qua những người đại diện của mình. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập hoặc trong Điều lệ của pháp nhân. Pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích hoạt động thì phải xin phép, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng ký.. 

Theo pháp luật hiện hành, ở nước ta có các loại pháp nhân sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

– Tổ chức kinh tế. 

– Tổ chức chính trị xã hội

– nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. 

– Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

– Tổ chức khác có đủ điều kiện do pháp luật quy định. 

Bộ luật dân sự quy định những nội dung khác về pháp nhân như tên gọi, đại diện của pháp nhân, trách nhiệm dân sự của pháp nhân, các loại pháp nhân cụ thể từ Điều 84 đến Điều 105. 

Hộ gia đình – chủ thể hạn chế của quan hệ pháp luật dân sự

“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” (Điều 106 Bộ luật dân sự). 

Ở đây, hộ gia đình được xem xét là chủ thể của các quan hệ dân sự chỉ trong các giao dịch và hoạt động kinh tế chứ không phải mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Tài sản của hộ gia đình thuộc sở hữu chung hợp nhất của các thành viên gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ, kể cả quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình. 

Chủ hộ hoặc người được uỷ quyền là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ, để xác lập quyền và nghĩa vụ của cả hộ gia đình. | Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung của họ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. 

Tổ hợp tác – chủ thể hạn chế của quan hệ pháp luật dân sự 

Điều 111 Bộ luật dân sự quy định: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự “. 

Cũng như hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể hạn chế tham gia vào những quan hệ dân sự khi thực hiện “những công việc nhất định” liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở liên kết giữa các thành viên tổ hợp tác là hợp đồng hợp tác. Tổ viên tổ hợp tác là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tổ hợp tác có quyền giao kết hợp đồng lao động với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định. Tổ trưởng do các tổ viên cử ra là đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự. Tổ trưởng có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. 

Tài sản chung của tổ hợp tác bao gồm tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác bằng tài sản chung của tổ. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ, thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình. Quy định này cũng áp dụng cho việc thanh toán nợ khi chấm dứt tổ hợp tác. 

Tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được quy định cụ thể trong Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10-10-2007. 

Nhà nước CHXHCN Việt Nam – chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự 

Trong một số quan hệ pháp luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lợi ích chung của quốc gia, an ninh quốc phòng, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần thiết tham gia vào đó với tư cách là chủ thể đặc biệt. 

Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, điển hình là khi những tài sản này đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước nhân danh mình để quản lý tài sản vô chủ, tài sản không có người thừa kế hợp pháp, tài sản bị trưng mua, trung thu hoặc tham gia vào các quan hệ kinh tế- dân sự như phát hành công trái, trái phiếu.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi