• Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1424 Lượt xem

Quản chế là gì?

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

Quản chế là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với một số tội phạm nhất định. Hình phạt này được các chuyên gia pháp lý đánh giá cao hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội sau khi chấp hành hình phạt tù về hòa nhập vào cộng đồng, tạo nhiều cơ hội rèn luyện giảm thiểu khả năng tái phạm.

Để giải đáp thắc mắc liên quan, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Quản chế là gì?

Quản chế là gì?

Khái niệm quản chế được pháp luật hình sự quy định rõ ràng, cụ thể, tạo thuận lợi cho việc áp dụng. Khái niệm quản chế được quy định tại khoản 1 điều 43 Bộ luật hình sự 2015, Sửa đổi, bổ sung 2017 (Sau đây viết tắt là BLHS 2015) như sau:

“ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, ta có thể rút ra kết luận quản chế là gì như sau:

Quản chế là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án phạt tù, buộc người bị kết án tù có thời hạn phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù.

Đối tượng áp dụng

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó, hình phạt quản chế còn có thể được áp dụng đối với một số người phạm tội sau:

– Tội giết người quy định tại (Điều 123, BLHS 2015);

– Tội mua bán người (Điều 150, BLHS 2015);

– Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151, BLHS 2015);

– Tội cướp tài sản (Điều 168, BLHS 2015);

– Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản (Điều 169, BLHS 2015);

– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255, BLHS 2015);

– Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282, BLHS 2015);

– Tội khủng bố (Điều 299, BLHS 2015);

– Tội tài trợ khủng bố (Điều 300, BLHS 2015);

– Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303, BLHS 2015);

– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304, BLHS 2015)

– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305, BLHS 2015);

– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 306, BLHS 2015);

– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309, BLHS 2015)

– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311, BLHS 2015);

– Tội chứa mại dâm (Điều 327, BLHS 2015).

Thời hạn quản chế

Qua nội dung nêu trên, bạn đọc đã hiểu được quản chế là gì, các đối tượng áp dụng đối với hình phạt này. Tương tự như một số hình phạt khác, quản chế cũng được áp dụng trong thời hạn nhất định. Thời hạn quản chế được quy định tại điều 43 BLHS 2015.

Theo đó, Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Thời gian áp dụng hình phạt quản chế cụ thể do Thẩm phán quyết định căn cứ trên mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Trong thời gian bị quản chế, người phạm tội bị hạn chế nhất định về quyền tự do và quyền công dân, được nêu cụ thể ở phần tiếp theo của bài viết Quản chế là gì?

Hạn chế về quyền của người chấp hành án phạt quản chế

Trong thời gian quản chế, người bị kết án được đảm bảo các quyền cơ bản của con người và quyền công dân. Tuy nhiên, các quyền này không được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhằm giáo dục, cải tạo và không tái phạm.

Các hạn chế về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án trong thời gian quản chế như sau:

– Một là, người kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú;

– Hai là, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại điều 44, BLHS 2015, bao gồm:

+ Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

+ Quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

– Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế

Mặt khác, Luật thi hành án hình sự 2019 cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế trên cở sở các quy định của BLHS.

– Người chấp hành án có quyền sau:

+ Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;

+  Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;

+ Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;

+ Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.

– Nghĩa vụ của người chấp hành án:

+ Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;

+  Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;

+ Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;

+ Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Qua những nội dung nêu trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về quản chế là gì, đối tượng áp dụng, thời hạn quản chế và các quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị kết án. Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phân tích điều 356 Bộ Luật Hình sự

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do vụ lợi hoặc động cơ cá nhân...

Tạm đình chỉ điều tra là gì? Trường hợp nào tạm đình chỉ điều tra?

Tạm đình chỉ điều tra là việc tạm ngừng tiến hành các hoạt động điều tra đối với vụ án hoặc đối với bị can vì những lý do nhất...

Tội cố ý truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự

Cố ý truyền HIV cho người khác, được hiểu là hành vi của người tuy không bị lây nhiễm HIV nhưng đã đưa HIV vào cơ thể người khác một cách cố...

Quy định về miễn hình phạt theo Bộ luật hình sự mới nhất

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật hình sự mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự....

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Xem thêm