Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 994 Lượt xem

Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào?

Tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay diễn ra hết sức phức tạp và khó lường. Đặc biệt trong thời gian cuối năm, người dân từ các quốc gia “vượt biên” trở vê quê ăn tết ngày càng nhiêu. Việt Nam là quốc ra có vị trí giáp với nhiều nước, người dân theo các lối mòn vượt biên cũng rất phổ biến.

Việt Nam là quốc ra có vị trí giáp với nhiều nước, người dân theo các lối mòn vượt biên cũng rất phổ biến. Hành vi vượt biên không qua con đường chính ngạch là hành vi trái quy định của pháp luật, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì việc cần kiểm soát biên giới càng quan trọng. Vậy đối với những người vượt viên trái phép và mang theo mầm bệnh làm lây lan ra cộng đồng với Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào? là câu hỏi mà được đông đảo nhân dân quan tâm.

Vượt biên trái phép là gì?

Vượt biên trái phép là hành vi qua lại biên giới quốc gia khác mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật, tại Việt Nam, hành vi này diễn ra tập trung theo các lối mòn sang biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia là chủ yếu.

Thông thường các quốc gia cho phép người dân được sang nước ngoài khi có thủ tục xuất nhập cảnh hợp pháp bằng visa/hộ chiếu. Thế nhưng trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân hoặc do lợi nhuận mà rất nhiều người vượt biên trái phép sang nước ngoài, nhất là Trung Quốc để làm việc chui.

Hiểu rõ hơn về hành vi vượt biên trái phép, chúng ta có căn cứ xác định hành vi này, giải đáp thắc mắc Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào?

Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào?

Cuối tháng 1 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với chủng mới của virus corona. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định 173/QĐ-TTg để công bố dịch. Bộ Y tế cũng đã bổ sung bệnh COVID-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đây là các bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao. Dịch bệnh hiện kiểm soát tốt do sự cố gắng của cả nước, Chính phủ và nhân dân một lòng. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ ý thức chống dịch lại hết sức kém.

Thông thường, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thỏa mãn theo quy định tại điều Điều 346 của Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới thì sẽ bị xử lý như sau:

Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới

1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Tái phạm nguy hiểm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy việc vượt biên trái phép đã đủ quy định để xử lý theo căn cứ pháp luật. Không chỉ vậy, việc tình hình dịch bệnh đang hết sức căng thẳng và phức tạp, cả nước gồng mình lên chống dịch bảo đảm việc kiểm soát dịch tốt nhất thì hành vi vượt biên trái phép và mang theo dịch bệnh, làm lây lan dịch bệnh đang hết sức nguy hiểm và cần xử lý nghiêm, đặc biệt trong dịp tết. Hành vi vượt biên trái phép mang theo dịch bệnh phát tán nguy cơ lây nhiễm dịch ra cộng đồng, không chỉ một mà cả ổ dịch có thể lây lan nếu không kiểm soát được nguồn lây bệnh. Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh cần xử lý nghiêm.

Xét tính chất mức độ nghiêm trọng của vấn đề thì hành vi này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vượt biên trái phép làm lây lan dịch có thể bị khởi tố theo khoản 2 điều 346 BLHS 2015 với tình tiết “phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới” nếu hành vi đó làm lây lan dịch, ảnh hưởng đến khu vực biên giới nơi người đó vượt biên trái phép vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh có thể bị khởi tố theo điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, cụ thể:

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi