Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quá 03 tháng còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1592 Lượt xem

Quá 03 tháng còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Em nghỉ làm ở công ty cũ từ tháng 9/2016 nhưng do em mất thẻ bảo hiểm y tế và phải làm lại sổ bảo hiểm nên công ty cũ chưa trả sổ cho em ngay, đến cuối tháng 3/2017 em mới được trả sổ. Vậy cho em hỏi bây giờ em còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không ạ?

 

Câu hỏi:

Kính gửi công ty Luật Hoàng Phi, em là Phạm Thúy Hằng, em có câu hỏi mong được Luật sư công ty giải đáp cho như sau:

Em đã xin nghỉ làm ở công ty cũ từ tháng 9/2016 nhưng do em lại làm mất thẻ bảo hiểm y tế và phải làm lại sổ bảo hiểm nên công ty cũ chưa trả sổ cho em ngay, đến cuối tháng 3/2017 em mới được trả sổ. Vậy cho em hỏi bây giờ em còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không ạ?

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Quá 03 tháng còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Quá 03 tháng còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013 có quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.“

Do đó, người lao động đã nghỉ việc, chưa có việc làm mới và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chính thức nghỉ việc phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật đến trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Trong trường hợp của bạn, bạn đã nghỉ việc ở công ty cũ từ tháng 9/2016 đến nay đã là tháng 4/2017 cho nên đã vượt quá thời hạn 03 tháng để có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Vì thế, bây giờ bạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thì sẽ không nhận hồ sơ.

Bởi vậy, bây giờ bạn không đủ điều kiện để nhận bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm tại công ty cũ vẫn sẽ được bảo lưu để hưởng vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bạn có đủ điều kiện. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi