Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Pháp luật xử lý hành vi gây ô nhiễm không khí như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1365 Lượt xem

Pháp luật xử lý hành vi gây ô nhiễm không khí như thế nào?

Pháp luật xử lý hành vi gây ô nhiễm không khí khi có hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến môi trường sống và cần được ngăn chặn

Câu hỏi:

Tôi và A sống chung tại một căn nhà 2 tầng. Tôi ở tầng dưới, còn A ở tầng trên. Tuy nhiêm, A có thói quen nuôi chim bồ câu ngoài hành lang và rất it khi chịu dọn dẹp chất thải của chim khiến cho môi trường không khí xung quanh gia đình tôi bị ô nhiễm bơi mùi hôi rất khó chịu. Vậy, kính thưa luật sư, hành vi này của A có vi phạm quy định nào của pháp luật không? Và pháp luật xử lý hành vi gây ô nhiễm không khí như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Pháp luật xử lý hành vi gây ô nhiễm không khí như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Về câu hỏi này của bạn công ty tư vấn Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Đầu tiên, chúng tôi rất cảm thông với tình huống của bạn hiện tại. Dân gian ta thường có câu :”Chín bỏ làm một”, vậy nên, trong trường hợp này bạn hãy bình tĩnh, khéo léo khuyên bảo A và góp ý thẳng thắn với A về vấn đề trên bởi lẽ hành vi này của A thật sự chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, chưa đạt đến mức độ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu như A vẫn cố tình vi phạm mặc cho bạn và gia đình đã khuyên bảo nhiều lần thì chắc có lẽ chúng ta cũng nên lưu tâm tới một số quy định sau đây của pháp luật để điều chỉnh lại hành vi này của A.

Để trả lời cho bạn về hành vi gây ô nhiễm không khí được pháp luật xử lý như thế nào thì trước tiên chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí hiểu một cách đơn giản nhất chính là việc chủ thể vi phạm có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động một cách tiêu cực đến không khí, làm cho không khí không được trong lành, sạch sẽ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Tại Điều 19.nghị định số 179/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có quy định về mức phạt đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Theo đó, với mỗi hành vi cụ thể, mức độ vi phạm cụ thể sẽ có những mức phạt khác nhau.

Tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về tội gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể:

1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Vậy, dựa vào các quy định trên, chúng ta có thể kết luận rằng hành vi gây ô nhiễm không khí sẽ được pháp luật điều chỉnh nếu nó thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định đó chính là tính nghiêm trọng của hành vi, mức độ gây thiệt hại của hành vi đối với môi trường và sức khỏe con người,…

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi