Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phân tích điều 43 luật việc làm
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2388 Lượt xem

Phân tích điều 43 luật việc làm

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp…

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, giúp người lao động trong thời gian không có việc làm có thể học nghề và tìm kiếm công việc mới.

Vậy những đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết với tiêu đề Phân tích điều 43 Luật việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Trợ cấp thất nghiệp;

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

– Hỗ trợ Học nghề;

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Pháp luật quy định như thế nào về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Phân tích các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Về đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:

(1) Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(2) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định.

Trường hợp người lao động không được nhận BHTN là?

Thứ nhất: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong trường hợp này, người lao động cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc, đồng thời phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Thứ hai: Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

Do đang được hưởng khoản lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người lao động cũng sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba: Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, người lao động hưởng một số khoản trợ cấp, phụ cấp nhất định như: Phụ cấp theo quân hàm hiện hưởng; trợ cấp một lần sau khi xuất ngũ; trợ cấp tạo việc làm… Tuy nhiên, người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ tư: Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Trường hợp người lao động chưa tìm được việc làm nhưng đang đi học có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên thì cũng không thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ năm: Đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện.

Người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại thuộc một trong các trường hợp trên sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Thứ sáu: Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù

Khi bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù, người lao động cũng mất quyền lợi được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ bảy: Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng

Trường hợp ra nước ngoài định cư, người lao động sẽ được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần mà sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ tám: Người lao động chết                                                                     

Khi người lao động chết, thân nhân sẽ được hưởng một số khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất theo quy định, nếu đủ điều kiện nhưng sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ chín: Không nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong 03 tháng, từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động

Khoản 3 Điều 49 của Luật Việc làm 2013 yêu cầu trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đủ điều kiện phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm. Nếu ngoài 03 tháng mà không nộp hồ sơ, người lao động sẽ mất quyền lợi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi