Quyền con người là gì?

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 784 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ chia sẻ tới Quý độc giả các thông tin hữu ích về quyền con người, từ đó, Quý độc giả sẽ giải đáp được các thắc mắc như: Quyền con người là gì? Phân biệt quyền con người và quyền công dân

Quyền con người là gì?

a/ Định nghĩa

Quyền con người được hiểu trên hai phương diện:

Thứ nhất: Dựa trên các quan điểm về các quyền tự nhiên

Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ.

Thứ hai: Trên phương diện pháp lý

Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.

b/ Đặc trưng cơ bản

Quyền con người có các đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia và tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể:

Thứ nhất: Tính phổ biến của quyền con người

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính.

Thứ hai: Tính không thể chuyển nhượng

Các quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác.

Thứ ba: Tính không thể phân chia

Các quyền con người gắn kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau, do đó việc tạch biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người.

Thứ tư: Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau

Các quyền con người dù là các quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

Chẳng hạn quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập chính là tiền đề để con người có điều kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả. Hay quyền có việc làm cũng là tiền đề để thực hiện các quyền khác như quyền học tập, quyền có nhà ở, quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tư nhân, …

c/ Phân loại

– Các quyền dân sự, chính trị

Ví dụ: Quyền sống, quyền tự do và toàn cá nhân, quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, quyền kết hôn, quyền bình đẳng trước pháp luật, …

– Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

Ví dụ: Quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, quyền nghỉ ngơi,…

Phân biệt quyền con người và quyền công dân

Để giúp Quý vị hiểu hơn về quyền con người là gì? chúng tôi tiếp tục làm rõ về quyền con người và quyền công dân, những khái niệm dễ gây nhầm lẫn.

Tiêu chí Quyền con người Quyền công dân (quyền cơ bản)
 

 

 

 

Định nghĩa

 

Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.

 

Quyền công dân là các quyền cơ được xác định trong hiến pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân.

 

Chủ thể hưởng quyền

 

Mọi cá nhân (công dân và người nước ngoài)

 

Công dân của một quốc gia nhất định

 

 

 

 

Đặc trưng

– Là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất.

– Luôn gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác.

– Là các quyền gắn kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau nên không thể chia, tách.

 

– Quốc tịch là cơ sở duy nhất để một cá nhân được hưởng quyền công dân.

– Là các quyền phái sinh từ quyền con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc,….

– Là nguồn gốc hình thành các quyền khác của công dân.

– Thể hiện tính dân chủ, nhân văn, và tiến bộ của nhà nước.

 

Luật điều chỉnh Được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh bởi Luật quốc tế và hệ thống pháp luật của các quốc gia. Được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật các quốc gia như Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản dưới luật.

Quyền con người ở Việt Nam

Ở Việt Nam, quyền con người được ghi nhận tại Hiến pháp 2013, cụ thể tại Điều 14 có quy định như sau:

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Bên cạnh đó, Hiến pháp còn quy định, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của các cá nhân.

Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết quyền con người là gì? Quý độc giả có thể liên hệ TBT Việt Nam qua số 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (5 bình chọn)