• Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1679 Lượt xem

Phạm tội có tổ chức là gì?

Căn cứ Khoản 2, Điều 17, Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.

Thực tế hiện nay, có thể nhận thấy các vụ án không còn đơn giản mà ngày càng phức tạp, việc thực hiện cũng trở nên tinh vi, hậu quả để lại nặng nề. Nhiều vụ án không còn chỉ một cá nhân gây ra mà còn mang tính tổ chức. Vậy Phạm tội có tổ chức là gì? Những quy định về Phạm tội có tổ chức của pháp luật? Kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn.

Phạm tội có tổ chức là gì?

Phạm tội có tổ chức là một hình thức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bởi một nhóm người, có sự liên kết, cấu kết chặt chẽ giữa nhiều người để thực hiện một hành vi phạm tội, mang bản chất của hình thức đồng phạm.

Căn cứ Khoản 2, Điều 17, Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 17. Đồng phạm

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Tuy nhiên khác với hình thức đồng phạm thông thường, phạm tội có tổ chức là một hành vi đồng phạm mang tính đặc biệt. Nếu như hình thức đồng phạm thông thường có thể chỉ đơn giản là nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật, thì riêng hành vi phạm tội có tổ chức lại có tính phức tạp, tinh vi hơn, có đặc điểm nổi bật là có sự câu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện trong xuyên suốt quá trình gây án.

Sự câu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện này vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan cũng vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan; vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa nhiệm vụ, vai trò cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm.

Cũng theo quy định của luật hình sự thì người đồng phạm bao gồm:

– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu và chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

– Người xúi giục là người kích động, thúc đẩy, dụ dỗ người khác thực hiện tội phạm.

– Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Ngoài việc giải đáp phạm tội có tổ chức là gì? Chúng tôi còn cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến phạm tội có tổ chức trong các phần tiếp theo của bài viết.

Dấu hiệu của phạm tội có tổ chức

Thứ nhất: Về mặt chủ thể tham gia

Nhóm tội phạm có tổ chức có thể được hình thành từ nhiều cá nhân, mỗi thành viên có thể là người đảm nhiệm vai trò tổ chức, người thực hiện điều hành, người giữ vai trò giúp sức hoặc người thực hành. Họ hỗ trợ, yểm trợ cho nhau, tạo cơ hội, tạo điều kiện về cả mặt không gian, thời gian, công cụ hỗ trợ,… cho nhau để có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách hoàn hảo nhất.

Trong quan hệ đồng phạm này, trách nhiệm của người tổ chức bao giờ cũng cao hơn, do vậy vị trí của người giữ vai trò tổ chức luôn được đề cao, thường nắm giữ quyền điều khiển những đồng phạm khác. Do vậy, khi truy cứu, khởi tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội có tổ chức, người tổ chức cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong nhóm người đồng phạm.

Thứ hai: Về mặt khách quan của tội phạm có tổ chức

– Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có phân công vai trò, có kế hoạch phạm tội chi tiết, rõ ràng hoặc tuy không có kế hoạch nhưng mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể, tất cả họ cùng nhau liên kết lại thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm.       

Mỗi thành viên có thể là người tổ chức, người điều hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tội phạm.Thường trong mọi trường hợp, vị trí của người tổ chức được đề cao, tách khỏi những người đồng phạm khác. Người tổ chức là người nghĩ ra và điều hành các hoạt động phạm tội nên tạo ra một sự thống nhất và tinh vi trong thực hiện tội phạm.

– Tội phạm có tổ chức như đã nói trên là một hình thức đồng phạm với mức độ phức tạp hơn. Quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được lên kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể, thậm chí còn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm che dấu hành vi vi phạm của mình hoặc cũng có thể hành vi gây án không có kế hoạch cụ thể nhưng vẫn được phân định rõ ràng mỗi người đảm nhiệm, chịu trách nhiệm một công việc nhất định. Thông qua việc phân công vai trò của từng người rồi xâu chuỗi, liên kết lại thành một kế hoạch phạm tội hoàn hảo, che dấu tội phạm.

Thứ ba: Về mặt chủ quan của phạm tội có tổ chức

– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông mưu trước nhưng ở mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẫn tránh pháp luật, tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp hợp nhịp nhàng của những người tham gia. Trong quá trình phạm tội, từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, mỗi người phạm tội đều thể hiện thái độ thuần phục trước người tổ chức .

Trên cơ sở đó, khi đã bắt tay vào thực hiện tội phạm, mỗi người đều tìm cách hỗ trợ người khác và phục vụ cho hoạt động củ mình nhằm đạt được kết quả phạm tội như mong muốn. Đặc điểm này cho phép ta phân biệt phạm tội có tổ chức với hình thức đồng phạm có thông mưu trước.

– Yếu tố chủ quan được xuất phát từ ý chí bên trong của nhóm người thực hiện hành vi, họ đã hoàn toàn thống nhất, đồng nhất được với nhau trong suốt quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Xuyên suốt quá trình gây án, họ chuẩn bị một cách kĩ càng, chặt chẽ, công phu từ khi mới bắt đầu lên kế hoạch, ý tưởng cho đến khi hoàn thành, kết thúc.

Họ có thể khéo léo, linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng trong các khâu tổ chức, gây án, kể cả những bằng chứng ngoại phạm để lẩn tránh sự tra hỏi, sự điều tra của công an, điều tra viên. Mỗi người trong nhóm đồng phạm đều có thể ý thức được hành vi của mình, có khả năng lường trước được hậu quả sẽ xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra theo kế hoạch, mục tiêu, động cơ ban đầu.

Phạm tội có tổ chức xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì tại Điểm a Khoản 1 của Điều này, phạm tội có tổ chức là một tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với những người phạm tội so với mức án hình sự chính ban đầu.

Đây là một điều hoàn toàn dễ hiểu vì bản chất của phạm tội có tổ chức đã mang những tính chất, yếu tố tinh vi, phức tạp hơn so với hành vi phạm tội của một cá nhân hoặc của nhóm người đồng phạm thông thường.

Tuy nhiên, riêng đối với các tội được quy định tại Điều 146 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Điều 147 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Điều 232 Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Điều 317 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì phạm tội có tổ chức là một yếu tố mang tính chất định khung hình phạt.

Đối với trường hợp phạm tội có tổ chức thuộc những Điều này, thì những người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng theo khung hình phạt và đương nhiên khi xét xử Tòa án sẽ không đưa phạm tội có tổ chức thành một tình tiết tăng nặng để áp dụng đối với họ nữa.

Đối với các hành vi phạm tội có tổ chức, các tình tiết thường phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đồng phạm với nhau nên gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra, xét xử. Khi tiến hành xét xử những vụ án có yếu tố phạm tội có tổ chức, các Tòa án cũng gặp không ít những khó khăn khi đưa ra các mức hình phạt đối với những người phạm tội có tổ chức, vì chủ thể thực hiện hành vi này bao gồm người giữ vai trò tổ chức, người thực hiện hành vi, người xúi giục và người giữ vai trò giúp sức.

Pháp luật không quy định cụ thể mức xử phạt riêng đối với từng người mà chỉ theo tính chất, mức độ, vai trò của từng người trong hành vi phạm tội có tổ chức. Người tổ chức thường là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm tội phạm vì người tổ chức giữ vai trò là người chủ mưu, người khởi xướng việc tội phạm, cầm đầu và chỉ huy, điều khiển những người còn lại thực hiện tội phạm.

Nội dung bài viết trên của Công ty Luật Hoàng Phi đã mang tới cho quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan tới Phạm tội có tổ chức là gì?. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý độc giả đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi