• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4371 Lượt xem

Nộp phí công đoàn ở đâu?

Kinh phí công đoàn chính là nguồn tài trợ cho các hoạt động ở các cấp công đoàn, và hiện nay pháp luật có quy định về kinh phí công đoàn sẽ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà các đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động.

Công đoàn là tổ chức được thành lập với mục đích chính là bảo vệ chủ yếu quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do vậy để duy trì hoạt động của mình thì công đoàn cần nguồn kinh phí, và nguồn kinh phí đó sẽ do người sử dụng lao động và người lao động đóng góp. Vậy phí công đoàn là gì? Nó gồm những khoản gì? Người lao động phải Nộp phí công đoàn ở đâu? Với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn chính là nguồn tài trợ cho các hoạt động ở các cấp công đoàn, và hiện nay pháp luật có quy định về kinh phí công đoàn sẽ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà các đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động.

Và 2% này sẽ được phân chia 1/2 số đó được nộp vào công đoàn cấp trên, 1/2 còn lại sẽ được giữ để dùng cho các hoạt động công đoàn ở đơn vị.

Tại Luật Công đoàn có quy định Phí công đoàn bao gồm các khoản sau:

– Mức phí công đoàn do doanh nghiệp tính theo tỷ lệ 2% dựa trên tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tiền lương này sẽ bao gồm các khoản: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác thuộc danh mục phải đóng bảo hiểm xã hội.

– Căn cứ vào Điều lệ công đoàn Việt Nam thì các đoàn việc khi tham gia đều phải đóng một số tiền được gọi là đoàn phí, với mức 1% trên tổng số tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Mức đóng tối đa hàng tháng của một đoàn viên sẽ không vượt quá 10% mức lương cơ sở.

Những cá nhân không tham gia vào tổ chức công đoàn thì không cần phải đóng số đoàn phí nêu trên, trường hợp doanh nghiệp không có thành lập công đoàn thì người lao động không phải đóng khoản tiền này.

Mức kinh phí công đoàn năm 2021

Tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP đã quy định rõ: Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù đã thành lập công đoàn cơ sở hay chưa thì sẽ đều phải tham gia đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng là 2% quỹ tiền lương là căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Và quỹ tiền lương này chính là tổng mức tiền lương của người lao động thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Từ đây có thể thấy mức trích đóng kinh phí của các doanh nghiệp, tổ chức sẽ không chịu sử điều chỉnh trực tiếp của tiền lương cơ sở.

Tuy nhiên mức trích đóng được căn cứ vào quỹ tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cũng sẽ thay đổi nếu như doanh nghiệp, tổ chức tăng mức lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Do đó có thể thấy việc điều chỉnh mức lương cơ sở không chỉ tác động trực tiếp đến tiền lương, mức đóng và mức hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội mà sẽ còn gián tiếp ảnh hưởng đến các khoản đóng góp khác của người lao động cũng như là các doanh nghiệp, tổ chức.

Cách sử dụng nguồn kinh phí công đoàn

Theo quy định thì công đoàn cơ sở sẽ được sử dụng 65% tổng số kinh phí công đoàn thu được, 60% tổng số đoàn phí thu được và 100% các khoản thu khác của doanh nghiệp, tổ chức.

Trong đó công đoàn cơ sở sẽ phải nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp là 35% tổng số kinh phí công đoàn và 40% tổng số đoàn phí thu được.

Công đoàn cấp trên sẽ được phân cấp để tiến hành thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và có trách nhiệm cấp 65% tổng số kinh phí thu được cho công đoàn cơ sở.

Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện chưa thành lập được công đoàn cơ sở thì kinh phí công đoàn sẽ do công đoàn cấp trên được phân công trực tiếp thu. Các doanh nghiệp, tổ chức sẽ được sử dụng 65% tổng số thu cho các hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, xây dựng thỏa ước lao động tập thể…

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã có công đoàn cơ sở thì mức trích kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ được chia theo tỷ lệ:

+ 65% sẽ do công đoàn cơ sở nắm giữ;

+ 35% sẽ được nộp về cho Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp hoặc Liên đoàn Lao động quận.

Còn về đoàn phí công đoàn thì số tiền phải nộp sẽ được trừ vào 1% lương cơ bản của đoàn viên và được phân chia như sau:

+ 60% do công đoàn cơ sở giữ lại;

+ 40% sẽ được nộp công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp hoặc Liên đoàn lao động quận

– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức chưa thành lập được công đoàn cơ sở thì:

+ 65% kinh phí công đoàn thu được sẽ nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp doanh nghiệp;

+ 35% kinh phí công đoàn còn lại sẽ được nộp trực tiếp vào quỹ Công đoàn Nhà nước.

Ngoài cung cấp cho Qúy khách các thông tin liên quan đến phí công đoàn theo quy định của pháp luật hiện nay thì nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp cho Qúy khách về Nộp phí công đoàn ở đâu?

Nộp phí công đoàn ở đâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì phí công đoàn sẽ được đóng theo hàng tháng. Cơ quan, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn theo mỗi tháng một lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Đến ngày định kì thì đại diện của cơ quan, doanh nghiệp sẽ đến Liên đoàn lao động cấp Quận hoặc huyện nơi cơ quan, doanh nghiệp đặt trụ sở.

Cụ thể đối với kinh phí công đoàn thì sẽ được doanh nghiệp trích trực tiếp từ chi phí của doanh nghiệp.

Đối với đoàn phí công đoàn thì sẽ được thu thông qua lương hàng tháng của người lao động. Công đoàn cơ sở được giao nhiệm vụ thu tiền phải ghi chép lại đầy đủ, phản ánh kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên.

Kế hoạch sử dụng, quản lý tiền quỹ sẽ phải được thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.

Với nội dung bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho Qúy khách các vấn đề liên quan đến Nộp phí công đoàn ở đâu? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì hãy liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Chính sách của nhà nước về bình đẳng giới trong lao động

Ngoài chức năng lao động, lao động nữ còn thực hiện “thiên chức” sinh đẻ và nuôi con; các nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng, người phụ nữ thường yếu hơn nam giới và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Do có những đặc điểm này, lao động nữ thường khó khăn hơn so với lao động nam về tìm kiếm việc làm, ổn định việc làm lâu dài và bảo đảm thu...

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm năm 2024 được tính thế nào?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm. Vậy cách tính cụ thể như thế nào? Bài viết sau sẽ phân tích cụ thể về vấn đề đang rất được quan tâm...

Chính sách của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nhà nước là chủ thể đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá...

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật lao động mới nhất

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp được xây dựng dựa trên đặc tính của quan hệ lao động và quan điểm xây dựng chính sách liên quan đến mức độ can thiệp của Nhà nước trong giải quyết tranh chấp lao động....

Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc

BLLĐ năm 2019 gần như giữ nguyên nội dung này của BLLĐ năm 2012. Theo đó, Bộ luật quy định các trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc là trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công và ngay sau khi người lao động ngừng đình công....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi