Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nội quy lao động có tính pháp lý cao hơn hợp đồng lao động không?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4566 Lượt xem

Nội quy lao động có tính pháp lý cao hơn hợp đồng lao động không?

Tôi làm ở bộ phận công trường, theo hợp đồng lao động thời gian làm việc là từ thứ 2 đến sáng thứ 7, 44 giờ/ tuần nhưng trong nội quy lao động lại quy định 48 giờ/tuần. Như vậy tôi phải làm theo nội quy lao động hay hợp đồng lao động, tôi làm như hợp đồng lao động thì tôi bị trừ 2,5 ngày lương ( 5 chiều thứ 7). Người phụ trách nói với tôi là nội quy lao động có tính pháp lý cao hơn, như vậy có đúng không ?

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư. Tôi có ký hợp đồng lao động làm ở bộ phận công trường, tôi làm việc 44 giờ/tuần, thời gian làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Trong nội quy lao động của công ty quy định bộ phận công trường của công ty làm việc 48 giờ 1 tuần. Tôi xin hỏi tôi phải thực hiện theo nội quy lao động của công ty hay theo hợp đồng lao động. Trong tháng làm việc tôi thực hiện theo hợp đồng lao động đủ số giờ làm việc là 44 giờ/ tuần thì tôi bị trừ 2,5 ngày lương (5 chiều thứ 7 ). Người phụ trách nhân sự công ty nói Nội quy lao động của công ty có tính pháp lý cao hơn, xin hỏi giải thích như vậy có đúng không. Mong được sự tư vấn của Luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Nội quy lao động có tính pháp lý cao hơn hợp đồng lao động không ?

–  Theo quy định Điều 13 Bộ Luật Lao động 2019  về hợp đồng lao động quy định:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

–  Về nội dung hợp đồng lao động:

Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019 về  nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

–  Về nội quy lao động:

Khoản 2 Điều 118 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, theo pháp luật lao động nội dung của hợp đồng lao động và nội quy lao động đều có nội dung quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

–  Về hợp đồng lao động vô hiệu:

Theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Lao động 2019 về hợp đồng lao động vô hiệu:

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.”

Nội quy lao động có tính pháp lý cao hơn hợp đồng lao động không ?

Như vậy thì hợp đồng lao động không được trái với nội quy lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn thì thời giờ làm việc của bạn trong hợp đồng lao động (44h/tuần) thấp hơn thời giờ làm việc quy định trong nội quy lao động (không quá 48h/tuần) tức là quyền lợi của bạn không bị xâm phạm. Theo đó hợp đồng lao động không bị vô hiệu, việc công ty trả lương cho bạn 44h/tuần (trừ 5 chiều thứ 7) là đúng theo hợp đồng lao động cũng như thời gian làm việc của bạn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức lương trưởng ban quản trị nhà chung cư?

Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư nói chung và trưởng ban quản trị nhà chung cư nói riêng do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung...

Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?

Công ty không được giữ bằng gốc của nhân viên, hành vi giữ bằng gốc là trái với quy định của pháp luật, nếu người sử dụng lạo động là cá nhân giữ bằng gốc của nhân viên sẽ bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng,  còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp...

Công ty có được phạt tiền nhân viên không?

Với hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bị buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao...

Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn không?

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Vậy Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn...

Công ty có được giữ lương nhân viên không?

Công ty không được giữ lương của người lao động bởi một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, kết hiện hợp đồng lao động là yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi