Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nội dung hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 530 Lượt xem

Nội dung hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động mới nhất

Nội dung hợp đồng lao động hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố cấu thành nên bản hợp đồng lao động. Hiểu theo nghĩa hẹp, nội dung hợp đồng lao động là các điều khoản trong hợp đồng lao động.

Nội dung hợp đồng lao động như thế nào?

Điều 21 Bộ luật lao động quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:

 Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: 

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; 

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; 

c) Công việc và địa điểm làm việc; d) Thời hạn của hợp đồng lao động; 

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; 

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương; g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động vnội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.

4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước. 

5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Tư vấn về nội dung hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động

Nội dung hợp đồng lao động hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố cấu thành nên bản hợp đồng lao động. Hiểu theo nghĩa hẹp, nội dung hợp đồng lao động là các điều khoản trong hợp đồng lao động. 

Khoản 1 Điều 21 quy định các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, có nghĩa rằng nếu thiếu một trong các nội dung này thì hợp đồng lao động sẽ có thể bị coi là vô hiệu. Các nội dung này được coi là chủ yếu bởi nó là các nội dung thiết yếu, tối thiểu, cần phải có cho sự xác lập quan hệ hợp đồng lao động.

Cũng cần lưu ý rằng, BLLĐ chỉ định danh tên từng nội dung chủ yếu trong hợp đồng, còn thỏa thuận, chi tiết cụ thể từng nội dung đó trong hợp đồng lao động là quyền của hai bên khi đàm phán, thương lượng hợp đồng (ví dụ: trong hợp đồng phải có điều khoản về tiền lương, thời giờ làm việc… nhưng cụ thể tiền lương là bao nhiêu, thời giờ làm việc như thế nào là do hai bên thỏa thuận).

Đây là quy định kế thừa trong các BLLĐ, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về nội dung này trong thời gian gần đây thường chỉ làm rõ thêm các nội dung chủ yếu và để các bên thống nhất cách hiểu chứ không can thiệp vào sự thỏa thuận của các bên. 

Trong một số trường hợp như khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì ngoài nội dung chủ yếu các bên có quyền thỏa thuận thêm hoặc giảm bớt nội dung hợp đồng cho phù hợp với tính chất, yêu cầu của công việc mà hai bên quan tâm. Các nội dung này sẽ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện. 

Trường hợp người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, nội dung của hợp đồng lao động với đối tượng này được hướng dẫn bởi nghị định của Chính phủ. Đây cũng là nội dung được kế thừa trong BLLĐ năm 2012, hướng dẫn của Chính phủ về nội dung hợp đồng lao động trong trường hợp này nhằm làm rõ về quyền và trách nhiệm của người được thuê làm giám đốc doanh nghiệp có vốn nhà nước, thời hạn, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng…

Hình thức này ít được sử dụng trong thực tế mà thường người có thẩm quyền sử dụng hình thức bổ nhiệm với đối tượng này hơn là lựa chọn việc ký hợp đồng lao động, cho dù, hình thức hợp đồng lao động với đối tượng này ban đầu được kỳ vọng là thay đổi mối quan hệ có tính hành chính, lệ thuộc giữa giám đốc được bổ nhiệm và cấp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý doanh nghiệp. 

Ngoài các nội dung chủ yếu, các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái pháp luật nhằm đảm bảo tốt hơn điều kiện, khả năng thực hiện hợp đồng của hai bên (ví dụ: thỏa thuận về tiền thưởng, tiền đi lại, đưa đón người lao động, làm thêm giờ…). Khi các bên đã thỏa thuận những nội dung này và ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng thì có giá trị thực hiện như những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng lao động.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi