Nội dung đối thoại tại nơi làm việc gồm những gì?
Bộ luật lao động cơ bản chỉ đề cập đối thoại xã hội ở phạm vi đơn vị sử dụng lao động, chủ yếu là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Quy định của pháp luật lao động về nội dung đối thoại tại nơi làm việc
Theo quy định Điều 64 Bộ luật lao động 2019 về nội dung đối thoại tại nơi làm việc:
“1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.”
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
Tư vấn quy định nội dung đối thoại tại nơi làm việc
Điều 64 Bộ luật quy định về các nội dung đối thoại tương đối cụ thể tại nơi làm việc, bao gồm các vấn đề về: tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; về điều kiện làm việc; yêu cầu của các bên đối với nhau, cũng như bất kể vấn đề gì mà các bên quan tâm.
Đó là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, đồng thời là các vấn đề dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp nếu không được bảo đảm cả ở khía cạnh nhận thức và hành động. Vì, đối với người sử dụng lao động, mục đích doanh thu, lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất, nên họ thường đặt ra các yêu cầu, quy định các nguyên tắc để người lao động phải tuân theo nhằm vừa bảo đảm tính hiệu quả, đồng thời hạn chế rủi ro. Còn bên người lao động, tập thể lao động, mục đích của việc “bán” sức lao động là nhằm có thu nhập cao, đồng thời trong quá trình lao động luôn được bản đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý…Các đối quyền và nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm là những vấn đề cần phải bảo đảm sự đồng thuận hoặc chấp nhận với thái độ hoà bình. Vì vậy, nếu các nội dung này được bàn bạc, trao đổi và cùng đưa ra cách giải quyết thỏa đáng thì không chỉ dễ dàng điều hòa, giải quyết các mối quan tâm chung mà còn hóa giải được các mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, BLLĐ cơ bản chỉ đề cập đối thoại xã hội ở phạm vi đơn vị sử dụng lao động, chủ yếu là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Nội dung đối thoại nêu trong Điều 64 không đề cập ở phạm vi ngành.
Đối với quy định về “nội dung khác” mà các bên quan tâm đưa vào đối thoại, vấn đề đặt ra là việc đưa tranh chấp lao động hoặc đình công vào chương trình, nội dung “đối thoại” có phù hợp hay đối thoại loại trừ hai vấn đề nêu trên. Nếu xét ở khía cạnh ngôn từ thì tất cả mọi vấn đề đều có thể được đưa vào nội dung đối thoại miễn là không bị cấm.
Quy định về tiến hành đối thoại tại nơi làm việc thế nào?
Gửi Luật Hoàng Phi, Em muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về tiến hành đối thoại tại nơi làm việc. Vì công ty em yêu cầu chuẩn bị kế hoạch làm đối thoại tại nơi làm việc nhưng em mới ra trường và làm nhân sự nên chưa rõ về vấn đề này. Cảm ơn công ty!
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Đối thoại tại nơi làm việc là việc làm nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc, được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Theo quy định Khoản 2, 3 Điều 63 Bộ luật lao động 2019 về tiến hành đối thoại tại nơi làm việc:
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định của Điều luật này, thì đối thoại tại nơi làm việc mang tính bắt buộc. Việc tiến hành đối thoại được thực hiện theo một trong hai hình thức: đối thoại định kỳ tại nơi làm việc hoặc đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên của quan hệ lao động (hay còn gọi là đối thoại đột xuất).
Thứ nhất: Về đối thoại định kỳ:
Là các cuộc đối thoại được tiến hành định kỳ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện tốt hơn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
– Nội dung đối thoại: Công đoàn cơ sở cần nghiên cứu, lựa chọn những nội dung đối thoại phù hợp với đặc thù, tình hình doanh nghiệp, ưu tiên các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động để đưa vào nội dung đối thoại như: Tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn giữa ca, tình hình thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức thực hiện kết quả đối thoại… để đưa vào nội dung đối thoại định kỳ.
– Số lượng, thành phần tham gia đối thoại: Do công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động lựa chọn nhưng phải đảm bảo ít nhất mỗi bên có 3 thành viên tham gia đối thoại. Nguyên tắc chung, công đoàn cơ sở lựa chọn số người tham gia đối thoại nhiều hơn phía người sử dụng lao động.
– Tiêu chuẩn thành viên đại diện cho người lao động hoặc công đoàn cơ sở tham gia đối thoại: Do ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động quyết định. Đại diện người lao động phải là những thành viên có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, am hiểu về pháp luật lao động, công đoàn, chế độ, chính sách lao động, việc làm, tình hình doanh nghiệp, có khả năng thuyết phục và được người lao động tín nhiệm.
Thứ hai: Về đối thoại đột xuất
– Là cuộc đối thoại được thực hiện theo yêu cầu của một trong các bên hoặc đại diện của các bên trong quan hệ lao động nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp thiết, ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, tránh xung đột dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại doanh nghiệp.
– Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn tham gia đối thoại đột xuất thực hiện như đối thoại định kỳ nhưng quy trình, thủ tục, thời gian cần nhanh, gọn, khẩn trương hơn. Đối thoại đột xuất cần tránh để bên yêu cầu đối thoại phải chờ đợi, tạo ra những bức xúc trong quá trình giải quyết. Thời hạn trả lời đối thoại của bên được đề xuất tối đa không quá 24 giờ kể từ khi một bên gửi yêu cầu đối thoại cho bên kia.
Khi tiến hành đối thoại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm cũng như điều kiện khác để cuộc đối thoại được thực hiện trên thực tế. Nghĩa vụ này xuất phát từ thực tiễn về điều kiện của người sử dụng lao động, bởi trong quan hệ lao động, bên người sử dụng lao động mới có đủ khả năng bảo đảm những điều kiện này.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Xây nhà trên đất nông nghiệp có được không?
Gia đình tôi có 102 mét vuông đất nông nghiệp trồng lúa, nay gia đình tôi muốn xây nhà, mở quán trên diện tích đất đó có được...
Đất tặng cho đã được cấp sổ hồng có đòi lại được không?
Tôi có 400m2 đất thổ cư (đất này trước đây do anh tôi cho ở và trông giữ căn nhà bên cạnh của anh tôi). Đến năm 1975 anh tôi về nhà ở và tặng cho tôi 400m2 đất này. Mảnh đất này đã được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp sổ đỏ. Đến khoảng năm 2012, 2013 chính quyền địa phương xuống đo lại đất để chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng, anh trai tôi đã chỉ rõ ràng ranh giới...
Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không đảm bảo an toàn là hành vi eủa người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào các phương tiện đường không rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ...
Không ký biên bản vi phạm giao thông phạt bao nhiêu?
Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung của một hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đã được diễn ra trên thực tiễn. Đây là căn cứ để Cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử...
Những điểm mới về thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Tôi mới được nhận thừa kế một mảnh đất từ người chú của tôi, và vẫn chưa làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Nay tôi muốn bán mảnh đất đó cho một người khác, vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi thì có được bán cho người khác khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Xem thêm