Những trường hợp không được đình công?
Các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội
1. Khái niệm những trường hợp không được đình công theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012
Điều 220 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“- Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.
– Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động”.
Trường hợp không được đình công
2. Bình luận và phân tích những trường hợp không được đình công theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012
Mặc dù tôn trọng và bảo đảm quyền đình công của người lao động nhưng vì các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng; gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân và cả đời sống của người lao động; ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, quan hệ và quá trình hội nhập quốc tế… Do đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội, gồm:
– Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;
– Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
– Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
– Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước;
– Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp không được đình công, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải “định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động” (khoản 2 Điều 220). Chính phủ đã cụ thể hóa quy định nêu trên nhằm giải quyết yêu cầu của tập thể lao động trong các doanh nghiệp không được đình công.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
->>> Tham khảo thêm : Đình công là gì
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Kéo dài thời hạn thuê đất nông nghiệp có được không?
Tôi được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi hết thời hạn 20 năm, tôi có được thuê lại không? Nếu không được cho thuê lại thì có được đền bù đối với những công trình tôi đã đầu tư trên đất...
Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?
Thông thường, khi áp dụng luật hình sự, chủ thể áp dụng chỉ cần kiểm tra tuổi chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội (theo Điều 12...
2/9 năm 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Khác với quy định của Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã có nhiều thay đổi lớn, trong số đó, quy định về thời gian nghỉ lễ Quốc khánh cũng được kéo dài ra thành 02 ngày....
Tính phí công chứng dựa vào bảng tính lệ phí trước bạ
Luật sư cho tôi hỏi việc thu phí công chứng của Văn phòng công chứng không dựa vào giá thỏa thuận mà dựa vào Bảng giá tính lệ phí trước bạ có đúng theo quy định...
Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền thu hồi đất?
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước...
Xem thêm