Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Những loại pháo nào được sử dụng trong dịp tết nguyên đán 2024?
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11309 Lượt xem

Những loại pháo nào được sử dụng trong dịp tết nguyên đán 2024?

Em có mua một ít pháo bông về để chơi trong dịp tết, em muốn hỏi là được phép chơi pháo bông hay không? và những loại pháo nào được phép bắn trong dịp tết? xin hãy tư vấn giúp em!

Câu hỏi:

Em có một câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Em nghe nói tết năm nay sẽ không thực hiện bắn pháo hoa, cho nên em muốn được có không khí tết thì có mua một ít pháo bông dạng que để về đốt. Vậy cho em hỏi đốt loại pháo đó có được phép hay không? những loại pháo nào được phép đốt trong dịp tết này ạ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng phi xin trả lời như sau:

Hiện nay, việc bắn pháo hoa đã thành thông lệ để đảm bảo cho mọi người có một năm mới may mắn, hạnh phúc, cũng như tạo không khí cho năm mới vui vẻ hơn. Tuy nhiên, năm nay Nhà nước đã có quy định không bắn pháo hoa trên toàn quốc để thực hiện những chính sách tiết kiệm ngân sách, dùng vào những việc thiết yếu hơn của quốc gia. Khi đó, người dân muốn có không khí tết thì thường mua pháo về tự sử dụng, để xem xét loại pháo nào được sử dụng thì cần căn cứ vào những quy định pháp luật, cụ thể như sau:

Về việc sử dụng pháo thì đã được pháp luật cấm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ  số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo như sau:

“ 1- Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).”

Theo quy định này thì có thể hiểu, từ năm 1995 thì Nhà nước đã cấm việc sản xuất, buôn bán các loại pháp nổ, thuốc pháo nổ trên toàn quốc nhằm đảm bảo an toàn cho con người, đảm bảo an ninh trật tự. Tuy nhiên, các loại pháo hoa thì vẫn được phép bắn nhưng chủ thể được phép bắn đó là cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân quyết định bắn pháo hoa vào dịp tết âm lịch.

Theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng pháo thì: 

Điều 9. Trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ

1. Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.

2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.

Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ

1. Tết Nguyên đán

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương

a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

3. Ngày Quốc khánh

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.

4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.

5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.

6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, pháp luật cho phép sử dụng pháo hoa, tuy nhiên chỉ trong các dịp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Trong văn bản này không còn đề cập về việc sử dụng các loại pháo khác. Do đó, bạn cần lưu ý để tránh bị xử phạt.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Cập nhật Quy định mới về việc sử dụng pháo hóa trong sự kiện mới nhất như sau:

Ngày 27/11/2020 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng pháo hoa. Theo đó, quy định về việc sử dụng pháo hoa của cơ quan, tổ chức và cá nhân như sau:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các sự kiện sau:

+ Lễ, tết;

+ Sinh nhật;

+ Cưới hỏi;

+ Hội nghị;

+ Khai trường;

+ Ngày kỷ niệm;

+ Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật khác…

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoạ tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 sẽ thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009. Và chiếu theo quy định mới này, người dân sẽ được phép sử dụng pháo hoa trong tết nguyên đán và trong các sự kiện khác như đã trình bày ở trên. 

Quý khách hàng có thể tham khảo quy định chi tiết của Nghị định Số 137/2020/NĐ-CP theo nội dung bên dưới.

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2018/08/nghi-dinh-137-2020-nd-cp-quan-ly-su-dung-phao.pdf”]

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quy định về định đoạt tài sản chung

Tôi và chị tôi cùng đầu tư vào 1 lô đất là tài sản chung và cho chị tôi quản lý và hưởng hoa lợi. Nếu tôi quản lý thì có phải trả tiền chị đã đầu tư...

Hướng dẫn tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông toàn quốc 2024

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định, với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm luật mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử...

Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

Điều 63 BLDS năm 2015 kế thừa và có sự thay đổi các quy định tại Điều 73 BLDS năm 2005. Theo đó, Điều 63 quy định tách biệt hậu quả pháp lý của từng trường hợp chấm dứt việc giám hộ để có thể dễ áp dụng và cũng hợp lý hơn....

Quyền xác định, xác định lại dân tộc

Xác định dân tộc là việc xác định lần đầu tiên dân tộc cho một cá nhân (áp dụng phổ biến với trẻ sơ sinh khi làm thủ tục đăng ký khai sinh); còn xác định lại dân tộc là việc xác định dân tộc cho những cá nhân đã được thừa nhận một dân tộc trước đó....

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Em có bạn trai người Nhật, chúng em muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam, Luật Hoàng Phi vui lòng tư vấn cho em điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam như thế...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi