• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 947 Lượt xem

Nhóm đất nông nghiệp là gì?

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng, như vậy, khái niệm đất nông nghiệp đã được mở rộng với tên gọi là “nhóm đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” như trước đây.

Khái niệm nhóm đất nông nghiệp 

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là lương thực.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay để trồng cây lâu năm… 

Trước đây Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều 42 như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”. 

Với quy định của Luật đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam được chia làm sáu loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng.

Theo sự phân loại này, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất thuộc vốn đất quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 Luật đất đai năm 1993.

Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất nên đã dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lí, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. 

Để khắc phục những hạn chế đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước trong quản lý đất đai và cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất, Luật đất đai năm 2003 cũng như Luật đất đai năm 2013 đã chia đất đai làm ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất.

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Như vậy, khái niệm đất nông nghiệp đã được mở rộng với tên gọi là “nhóm đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” như trước đây.

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp. 

Phân loại nhóm đất nông nghiệp 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: 

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; 

– Đất trồng cây lâu năm,

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thuỷ sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác. 

Như vậy, có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đó là diện tích đất trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đất trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi… 

– Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng. 

Ngoài ra, có những loại đất nông nghiệp khác như: đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác;

Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa cây cảnh.

Ở Việt Nam, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong vấn đất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. 

– Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là đất trồng lúa nước và sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm hơn. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá.

Mặc dù chúng ta có chuyển một số diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhưng vì làm tốt việc khai hoang và tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn ổn định, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ và xuất khẩu mạnh. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi