Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nhãn hiệu là gì? Ý nghĩa nhãn hiệu? Phân loại nhãn hiệu
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1906 Lượt xem

Nhãn hiệu là gì? Ý nghĩa nhãn hiệu? Phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Khái niệm nhãn hiệu?

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo quy định này thì đối tượng bảo hộ đối với nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. 

Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, chữ cái, ảnh, hình ảnh – bao gồm cả hình khối – hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc (Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Không có yêu cầu bắt buộc đăng ký nhãn hiệu đối với bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nếu được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và việc đăng ký nhãn hiệu là quyền của các chủ sở hữu nhãn hiệu.

Ý nghĩa thương mại của nhãn hiệu 

Vai trò cơ bản của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng có quyết định lựa chọn giữa những hàng hóa, dịch vụ đa dạng được chào bán trên thị trường, nhãn hiệu khuyến khích chủ sở hữu các nhãn hiệu duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó hay những dịch vụ để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng. Bởi vậy, nhãn hiệu “thưởng công cho những người sản xuất hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao một cách ổn định và kết cục là nhãn hiệu kích thích sự phát triển kinh tế.

Phân loại nhãn hiệu 

Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu (mà Việt Nam đang áp dụng), đã phân các hàng hóa thành 34 nhóm sản phẩm và các dịch vụ thành 11 nhóm. 

Nhãn hiệu chủ yếu nhằm để xác định từng cá thể kinh doanh là nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay các dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Một số quốc gia đã quy định về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận để chỉ ra mối liên hệ giữa các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu hoặc để dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm mang nhãn hiệu đó phải có.

Quy định của pháp luật Việt Nam quy định về các loại nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng. 

Nhãn hiệu tập thể 

Nhãn hiệu tập thể có thể do một tổ chức, hiệp hội sở hữu song chính bản thân hiệp hội này lại không sử dụng nhãn hiệu tập thể mà các thành viên của hiệp hội đó sử dụng nhãn hiệu này. Hiệp hội được thành lập để đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng bởi chính các thành viên của hiệp hội. Các thành viên có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể nếu họ tuân thủ yêu cầu đặt ra trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Như vậy, chức năng của nhãn hiệu tập thể là thông tin cho công chúng biết về những phẩm chất đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Một doanh nghiệp được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có quyền dùng kèm thêm, cùng với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu của riêng mình. 

Nhãn hiệu chứng nhận 

Định nghĩa về “nhãn hiệu chứng nhận tại các quốc gia thường không giống nhau. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, không phải bất kỳ ai đủ các tiêu chuẩn đã xác định đều có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, mà chỉ các doanh nghiệp đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho phép mới được sử dụng nhãn hiệu đó. 

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đề cập đến nhãn hiệu chứng nhận tại Khoản 1 Điều 6, Chương 2 về Sở hữu trí tuệ. Ở Hiệp định này, nhãn hiệu chứng nhận mới chỉ đề cập ở góc độ là một trong các loại của nhãn hiệu, chưa có sự quy định cụ thể, chi tiết về khái niệm cũng như cơ chế bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Việt Nam đã sử dụng dấu hiệu mà bản chất là nhãn hiệu chứng nhận, điển hình là các dấu hiệu chứng nhận ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000,… Nhãn hiệu chứng nhận được quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 

Nhãn hiệu liên kết 

“Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau”. 

Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy nhãn hiệu liên kết bao gồm hai loại: 

– Nhãn hiệu liên kết bao gồm một loạt các nhãn hiệu tương tự nhau được một chủ sở hữu đăng ký dùng cho các hàng hóa, dịch vụ cùng loại hay tương tự nhau. 

– Nhãn hiệu liên kết bao gồm các nhãn hiệu giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan tới nhau. 

Nhãn hiệu nổi tiếng 

Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.” 

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường và bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại.

Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa hoặc dịch vụ bất kỳ, dịch vụ không cùng loại, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc nhãn hiệu, ý nghĩa và phân loại nhãn hiệu. Trường hợp cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi